Bệnh nhi phát hiện🥀 mắc suy thận mạn từ khi 4 tuổi, kèm bệnh nền giảm tiểu cầu. Suốt 4 năm nay, gia đình kiên trì cùng bé điều trị song song hai bệnh lý và kiểm tra định kỳ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tháng 11/2023, tình trạng trẻ trở nặng, gây biến chứng chức năng tim, phổi nên được bác sĩ chỉ định điều trị lọc máu.
Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất khó khăn do bé được phát hiện mắc thêm bệnh lý huyết học Von Willebrand type 2b. Đây là bệnh rối loạn đông cầm máu do th꧂🦩iếu hụt hoặc giảm hoạt tính của yếu tố Von Willebrand trong máu.
"Tiểu cầu của trẻ thường xuyên ở mức thấp và phải truyền tiểu cầu, đồng thời có những đợt chảy máu kéo dài, chúng tôi phải can thiệp để ngăn chặn tình trạng này", TS.BS Nguyễn Thị M🐼ai Hương, Trưởng Khoa Huyết học lâm sàng, nói ngày 20/9.
Cùng đó, tình trạng suy tim của trẻ cũng khiến quá trình điều trị bị ảnh hưởng rất lớn, trẻ phải chạy thận nhân tạo h𓂃àng ngày để giảm tình trạng quá tải cho tim. Tuy nhiên, mỗi ngày bệnh nhi chỉ chịu đựng được hơn một giờ lọc máu là phải dừng lại, do đó việc lọc máu kém hiệu quả.
"Ghép thận này là một thách thức rất lớn nhưng🤡 cũng là con đường duy nhất cứu sống bệnh nhi", TS.BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng Khoa Thận và Lọc máu, nói, thêm rằng kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã trở thành thường quy nhiều năm qua. Dù vậy, đây là ca bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro vì trẻ mắc rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu và suy tim kéo dài.
Các bác sĩ đã hội chẩn với các chuyên khoa nhiều lần, xác định rõ các yếu tố nguy cơ, phương pháp phẫu thuật, gây mê, hồi sức cụꦜ thể và đồng lòng quyết tâm ghép thận cứu sống trẻ.
Cu🌄ối tháng 8, ca ghép thận được triển khai thành công. Sau 5 giờ phẫu thuật, nước tiểu xuất hiện sau khi nối niệu quản, bệnh nhi được kiểm soát tình trạng chảy máu. Sau 14 ngày ghép thận, trẻ đã hoàn toàn ổn định, tỉnh táo, ăn uống bình thường và được ra viện.
Từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép thận thành công cho gần 70 bệnh nhi,⭕ mở ra cánh cửa sự sống cho nhiều trẻ suy thận mạn giai đoạn cuối.
Lê Nga