Ngày 7/9, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bé trai được bác sĩ Bệnh viện đa khoa vù♌ng Tây Nguyên đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch và chống loạn nhịp, đặt máy tạo nhịp, trước khi chuyển viện.
Các bác sĩ tích cực điều trị, phối hợp nhiều biện pháp, song nhịp tim của bé lúc nhanh lúc chậm. Kíp đ𓃲iề🍸u trị hội chẩn, đặt lại máy tạo nhịp tim, sẵn sàng thực hiện ECMO (tim phổi nhân tạo - oxy hóa qua màng ngoài cơ thể).
Sau 10 ngày điều trị, nhịp tim của bé trở về bình thường, không cần hỗ trợ của máy tạo nhịp, ma🦂y mắn không cần đến ECMO꧟. Bé được cai máy thở và được chuyển khoa tim mạch điều trị tiếp.
Bác sĩ khuyến c🍌áo thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường, phụ huynh cần cảnh giác vớ⭕i các trường hợp nhiễm siêu vi biến chứng viêm cơ tim khi sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu, ói, đau bụng, sắc mặt xanh tái, tay chân tái, móng chân tay tái, ngất, đau ngực... Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, phát hiện sớm viêm cơ tim và xử trí thích hợp.
Bệnh viêm cơ tim thường khó phát ♚hiện khi các triệu chứng khởi đầu rất mơ hồ, dễ n🧔hầm lẫn với các bệnh khác như cảm sốt. Hậu quả của bệnh rất nặng nề, thậm chí tử vong. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lớn đã mắc những bệnh liên quan đến các siêu vi, dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, chủng ngừa các bệnh bạch hầu, cúm, rubella, quai bị... Trẻ ở tuổi đi học cần tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Lê Phương