Ngày 26/2, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, cho biết bệnh🐼 nhân nhập viện trong tình trạng sꩲợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng..., được chẩn đoán bệnh dại.
Sau khi nghe giải thích về tình trạng bệnh bệnh nhân, gia đình đã xin đưa trẻ về chăm sóc. Từ đó, cháu lên cơn dại, gào thét, nuốt𝔍 khó, chảy nước dãi, đau đầu, không ăn uống, và tử vong.
Người nhà cho biết khoảng 2 tháng trước, trẻ bị chó nhà nuôi cắn vào ngón ta⛄y ở bàn tay trái, vết thương nông, chảy máu vừa. Con chó đã bỏ đi, hiện không rõ tung tích.
Bệnh nhi được người thân chở đến cơ sở y tế tư nhân xử lý vết thương và được tiêm một mũi thuốc (không rõ chủng loại). Đồng thời nhân viên y tế cũng tư vấn trẻ tiêm phòng bệnh dại và huyết thanh kháng dại, nhưng gia 🌼đình không thực hiện.
Bệnh dại do virus dại (Rhabdovirus) gây nên, lây từ động vật sang người qua chất tiết, thường𒅌 là nước bọt. Thời gian ủ bệnh thường 2-8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày và dài có khi 1-2 năm, tùy lượng virus và độ nặng vết thương. Người bệnh sẽ nhiễm virus cấp tính tại hệ thần kinh trung ương.
Bệnh dại hiện không thể điều trị. Khi lên cơn dại, 100% trường hợp tử vong. Biện pháp phòng bệnh là✃ tiêm vaccine ngừa dại ngay sau k🐻hi bị chó cắn.
Nguồn lây bệnh dại là động vật hoa🦄ng dã và cả động vật sống gần người như chó, mèo... Phương pháp để xác định bệnh dại là xét nghiệm PCR virus dại trong nước bọt. Virus gây bệnh có sức đề kháng yếu và bất hoạt trong khoảng hai phút ở 70 độ C, ánh sáng và các chất sát khuẩn thông thông thường có thể làm mất độc lực.
Khi bị động vật cắn, bố mẹ cầnꦐ rửa sạch, sát trùng vết thương và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chích vaccine, huyết thanh kháng dại, chích ngừa uốn ván theo chỉ định của nhân viên y tế (nếu có).
Cần chích ngừa dại cho vật nuôi và diệt ổ bệnh khi phát hiện, theo dõi sát những vật nuôi chưa phát bệnh trong ổ. Những người tiếp xúc thường xuyên với động v🏅ật như nhân viên thú y, kiểm lâm cần chích ngừa định 🧸kỳ.
Trần Hóa