Tiêm kích MiG-29 Belarus hôm 23/5 áp sát máy bay chở khách của hãng Ryaniar đang bay tไừ Athens đến Litva, khi phi cơ bay qua không phận nước này. Máy bay của Ryaniar, một hãng hàng không Ireland, được lệnh chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ở thủ đô Minsk.
Giới chức Belarus giải thích rằng phi cơ bị ép hạ cánh do họ phát hiện mối đe dọa đánh bom. Lực lượng ꦿrà phá bom mìn Belarus sau đó lên máy bay tìm kiếm, nhưng không tìm thấy chất nổ.
Nhà báo đối lập Belarus Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega, hai trong số hơn 170 người trên chuyến ♊bay, đã bị bắt sau khi phi cơ hạ cánh khẩn cấp. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại về việc các nước lợi dụng quy định về an toàn hàng không quốc tế để phục vụ mục đích chính trị.
Anne Apple𒐪baum, chuyên gia tại Viện SNF Agora thuộc Đại học Johns Hopkins, cho rằng trong sự việc này, phi công của Ryaniar không làm điều gì trái quy định khi chuyển hướng máy bay theo lệnh của tiêm kích và kiểm soát không lưu Belarus,🅘 nơi họ đang sử dụng không phận để quá cảnh.
"Dù các nước có nhiều khác biệt về chính trị và xã hội, vẫn có🎃 những quy tắc mà tất cả cùng nhất trí, trong🌜 đó có quy định quản lý hoạt động hàng không và kiểm soát không lưu", Applebaum viết. "Phi công dù mang bất cứ quốc tịch nào cũng không có lý do để tin rằng chỉ thị mà họ nhận được từ đài không lưu là mang tính chính trị, hay vì mục đích nào khác ngoài việc hạ cánh an toàn".
Chuyên gia này cho rằng trong sự việc trên, chính quyền Belarus đã l🍸ạm dụng quy trình điều phối không lưu, vốn được xây dựng để cảnh báo phi công về các tình huống uy hiếp an toàn bay, để bắt nhà báo đối lập Protasevich.
Một số chuyên gia so sánh hành động này với vụ sát hại nhà báo Jamal Khasoꦏggi trong lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul. "Các sự việc này có thể tạo tiền lệ nguy hiểm khi một số nước sẽ không còn tôn trọng biên giới, quy tắc ngoại giao và thông lệ quốc tế. Những hình thức cấm vận có thể không còn khiến họ lo lắng nữa", Applebaum nói thêm.
Nhiều nước phương Tây cáo buộc chính quyền Belarus có hành vi "không tặc" với một máy bay châu Âu. Giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí ngừng các tuyến hàng không với Belarus và áp đặt thêm biện pháp cấm vận kinh tế, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết đang xem xét các phương án t𒈔rừng phạt.
Tuy nhiên, giữa làn sóng phản ứng sôi sục của phương Tây, Belarus dường như vẫn nhận được sự ủng hộ của Nga, một đồng min♔h thân cận. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố vụ Belarus bắt nhà báo Protasevich không nên "bị đánh giá vội vàng và phải dựa vào các thông tin có sẵn".
Vũ Anh (Theo Atlantic)