Trong cuộc phỏng vấn đăng ngày 30/6, Thứ trưởng Quốc phòng Thứ nhất kiêm Tổng tham mưu trưởng Belarus Pavel Muraveiko cho biết việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở nước này là động thái mang tính ꦡrăn đe, thêm rằng Minsk đã học cách vận hành và có thể sử dụng loại khí tài này một cách tự tin.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ sử 💛dụng chúng nếu chủ quy𓄧ền và độc lập quốc gia bị đe dọa", quan chức Belarus nhấn mạnh.
Belarus từng kế thừa vũ khí hạt nhân từ Liên Xô song sau đó đã trả lại Nga. Tháng 3/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Moskva sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus theo đề nghị của Minsk, điều Nga cho là tương tự những 🦂gì Mỹ đã làm trên 𓄧lãnh thổ các đồng minh. Moskva vẫn giữ quyền kiểm soát số khí tài trên.
Tháng 6 cùng năm, ông Putin cho biết các đầu đạn hạt nhân đầu tiên đã được chuyển tới Belarus và toàn bộ lô vũ khí được triển khai tại nước này vào cuối năm 2023. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenk🐻o hồi tháng 4 thông báo Nga đã triển khai hàng chục đầu đạn hạt nhân.
Tuyên bố của ông Muraveiko diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Belarus và NATO đang gia tăng liên quan chiến sự tại Ukraine. Minsk, đồng minh thân cận của Moskva, hôm 29/6 cáo buộc các nước phương Tây cố gắng kéo Belarus vào xung đột Nga - U🍰kraine, đồng thời cho biết Kiev đang huy động quân đội, vũ khí và thiết bị quân sự gần biên giới với quốc gia này.
Lực lượng biên phòng Ukraine 𝔍sau đó nhấn mạnh bất kỳ hành động nào của quân đội nước này gần biên giới với Belarus đều chỉ nhằm bảo vệ Kiev khỏi các hành động gây hấn, không có ý định xâm phạm lãnh thổ quốc gia khác.
Belarus trước đó cùng tháng tiến hành diễn tập hạt nhân chiến t🌺huật với Nga, nhằm "duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của nhân sự, trang thiết bị trong các đơn vị vận hành" loại khí tài này của hai nước, theo Moskva. Tổng thống Putin yêu cầu diễn tập nhằm đáp trả tuyên bố của phương Tây về khả năng đưa quân đến Ukraine, điều được cho🔥 là vượt "lằn ranh đỏ" của Moskva.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật thường có sức công phá nhỏ, được thiết kế để tấn công các sở chỉ huy, căn cứ, điểm tập kết quân của đối phương ở ti🍸ền tuyến. Chúng không được dùng để phá hủy các thành phố, cơ sở công nghiệp quốc phòng cách xa chiến trường. Loại vũ khí này phát triển từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh nhằm răn đe đối phương, song chưa nước nào từng sử dụng chúng trong thực tế.
Phạm Giang (Theo TASS, Belta, UP)