"Mối đe d𓆏ọa duy nhất có thể là đất nước chúng tôi bị tấn ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚcông. Nếu cuộc tấn công bắt đầu từ phía Ukraine, Ba Lan, Litva hay Latvia, chúng tôi sẽ đáp trả lập tức bằng những gì đang có", Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trả lời phỏng vấn ngày 17/8.
Theo lãnh đạo Belarus, phản ứng của nước này sẽ rất mạnh mẽ. Ông đảm bảo vũ khí hạt nhân chiến thuật được triển khai tại Belarus không được sử dụng nếu Minsk không bị tấn công. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, Belarus sẽ không chờ đợi hay trì hoãn và sẽ dùng "t🍎oàn bộ kho vũ khí".
"Chúng tôi không đối đầu với họ. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giáng đòn áp đ🐻ảo vào họ và cuối cùng họ sẽ phải chịu tổn thất, thiệt hại n𝓰ặng nề", ông Lukashenko nhấn mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Lukashenko cũng cho biết có những liên hệ trực tiếp giữa Ukraine và Belarus, nhưng người đồ🦩ng cấp Volodymyr Zelensky đã cho dừng lại. Lần liên lạc cuối cùng như vậ♊y diễn ra cách đây vài tháng.
Theo ông Lukashenko, các chủ đề được thảo luận giữa hai bên bao gồm khả năng Belarus tham c🐬hiến cùng Nga, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật và về lực lượng Wagner.
"Những vấn đề chồng chất, nhưng chúng tôi đã liên hệ, trao đổi. Chúng tôi không thấy phiền và vẫn có những đề xuất để tiếp tục cuộc đối thoại này", lãnh đạo Belaru🌜s cho hay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tháng 3 thông báo quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus, sau nhiều lần đề nghị của Minsk với lý do "chính sách hiếu chiến từ phương Tâ꧋y" và "mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân của Mỹ tại châu Âu". Ông Lukashenko tháng 6 xác nhận một số đầu đạn hạt nhân đã được chuyển tới Belarus.
Mỹ và Liên minh châu Âu lên án động thái làm leo thang nguy hiểm căng thẳng trong khu vực. Trong khi đó, Tổng thống Putin nói động thái của Nga không khác nhiều so với việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân tại 5 quốc gia thành viên NATO là Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật thường có sức công phá nhỏ, được thiết kế để tấn công các sở ch😼ỉ huy, căn cứ, điểm tập trung quân của đối phương ở tiền tuyến. Chúng không được dùng để phá hủy các thành phố, cơ sở công nghiệp quốc phòng cách xa chiến trường.
Loại vũ kh🦩í này phát triển từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh nhằm răn đe đối phương, song chưa nước nào từng sử dụng chúng trong thực tế. Mỹ triển khai một số đầu đạn hạt nhân chiến thuật tại các căn cứ ở châu Âu nhằm "phản ứng linh hoạt💙 trước bất cứ mối đe dọa nào từ đối phương".
Huyền Lê (Theo TASS, Reuters)