Ngày 10/9, ông Nguyễn Hữu Lập - Phó chủ tịch UBND Bến Tre cho biết, tỉnh này vừa phê duyệt chủ trương xây hồ chứa nước ngọt Lạc Địa, tại xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng c꧂ác công trình nông nghiệp và ph☂át triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư.
Dự án rộng 121 ha, gồm 3 hạng mục khu dân cư tập trung gắn với làng nghề truyền thống, khu di tích lịch sử văn hóa và hồ trữ nước ngọt. Trong đó, hồ có diện tích gần 57 ha, sâu 4 m, sಞức chứa 1,3 triệu m3. Tổng kinh phí dự án trên 352 🦩tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, sẽ triển khai vào năm tới và đưa vào sử dụng sau 5 năm.
Khi hoàn thành, hồ sẽ cung cấp đủ nước trong 5 tháng mùa khô cho 59.500 hộ dân trong huyện Ba Tri, hỗ trợ nước uống cho 150.000 gia súc, 340 cơ sở kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, 255 phòng trạm xá, trường họ💙c.
"Từ đợt hạn mặn khốc liệt năm 2016 và năm nay cho thấy việc xây dựng hồ trữ ngọt quy ✅mô lớn là rất cần thiếtꦗ, ngoài hồ này, chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất xây thêm một số hồ trữ khác tại ba huyện ven biển", ông Lập nói.
Cuối năm 2019, hồ Kênh Lấp (xã Tân Xuân, Ba Tri) dài gần 5 km, rộng 40-100 m, sức chứa một triệu m3, vốn là con kênh đào từ thời Pháp được lấp hai đầu, kinh phí 85 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đợt hạn mặn vừa qua, hồ cũng cạn trơ đáy, khiến hơn 11.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Năm nay, hạn mặn kéo dài hơn 🌺6 tháng, khiến 6 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Hạn mặn gây thiệt hại 43.000 ha lúa, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã𓆏 chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ứng phó.
Tại Bến Tre, hạn mặn khiến gần 5.000 ha lúa gieo sạ ngoài lịch bị chết héo, hơn 10.000 ha cây ă🌌n quả, 14.000 ha dừa𝓡 cùng 1.000 ao nuôi tôm thiệt hại.
Hoàng Nam