CNN cho biết IS thu về hai tỷ USD chỉ trong 🦹năm 2014, theo dữ liệu phỏng vấn các học giả quân sự, các nhà điều tra tài chính, rà soát hàng chục báo cáo từ IS, Bộ Tài chính Mỹ, Bộ Quốc phòng, Liên Hợp Quốc, chính phủ Anh, và một số viện nghiên cứu khủng bố.
Các dữ liệu tổng hợp được cho thấy tại sao IS lại ghê gớm như vậy. Chúng đã bỏ qua mô hình cũ của al-Qaeda là dựa vào các nhà tài trợ giàu có ở vùng Vịn🍃h. Thay vào đó, IS là một cỗ máy tự kiếm tiền.
Chiến binh IS được trả lương 400 - 1.200 USD/tháng, với khoản trợ cấp 50 USD nếu có vợ và 25 USD cho mỗi đứa con, theo Cơ quan Nghiên cứu của quốc hội Mỹ. Các kỹ sư và kỹ thuật viên tay nghề cao có thể được trả đến 1𝕴.500 USD mỗi tháng, theo một nhóm điều tra của các nhà nghiên cứu Liên Hợp Quốc.
"IS chắc chắn là các tổ chức khủng bố có khả năng tài chính tốt nhất trong lịch sử", Andreas Krieg, một học giả quân sự tại trường Đại học King London ở Qatar nhận ꦉxét.
Thuế - hơn 360 triệu USD/năm
Một số tiền lớn của IS đến từ 8 triệu thường dân sống và làm việc tại vùng IS kiểm soát. Mọi dưới sự cai trị của nhóm đều bị đánh thuế, theo Trung tâm Geneva về C༒hính sách An ninh.
IS đánh thuế thu nhập 10%, thuế d♈oanh nghiệp 10% -15%, thuế doanh thu 2%, thuế rút riền mặt từ ngân hàng 5% và thuế dược phẩm 10% -3꧋5%.
IS cũng moi tiền người dân bằ𝐆ng mọi cách💯. Học sinh phải trả học phí hàng tháng 22 USD với tiểu học, 43 USD cho trẻ lớn hơn và 65 USD cho sinh viên đại học, theo các nhà nghiên cứu của quốc hội Mỹ. Đây là những khoản phí người dân trước đây không phải trả.
Người muốn đi qua vùng IS kiểm soát ở Iraq phải hối lộ lính gác 200 - 1.000 USD. Thậm chí có một loại thuế đặc biệt gọi là "phí bảo kê" m🐓ạng sống với các tín đồ Kitô giáo, khiến IS giống như tổ chức mafia.
IS cũng áp dụng các loại thuế đặc biệt để "moi" tiền từ chính phủ Iraq một cách hợp pháp, theo cơ quan theo dõi tài trợ khủng bố Financial Action Task Force. Có nhân viên chính phủ Iraq sống ở phía bắc đất nước, nơi IS đã chiếm quyền kiểm soát. IS cho phép những công chức này đến thành phố lân cận Tik𝄹rit để nhận tiềജn lương từ chính quyền. Nhưng họ phải trả thuế thu nhập 50% khi về lại nơi IS kiểm soát.
Và nếu có ai muốn tạm rời khỏi đất của IS để đi thăm họ hàng, thì IS đòi họ phải trả thuế 1.000 USD và tạm thời giữ tất cả tài sản của người đó♐, để đề phòng trường h💎ợp họ bỏ đi vĩnh viễn, theo Trung tâm Geneva.
Nhìn chung, các loại thuế và lệ phí mang lại 360 triệu USD cho IS trong năm 2014, theo một nghiên cứu của các ch🃏uy🌸ên gia chống khủng bố Jean-Charles Brisard và Damien Martinez. Họ ước tính con số này còn có thể cao hơn trong năm 2015 – có thể đến 800 triệu USD.
IS cũng vắt kiệt tiề🍰n từ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực. IS kiểm soát một phần ba diện tích lúa mì và lúa mạch của Iraq, theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc. Chúng thường xuyên đánh cắp máy nông nghiệp và cho nông dân thuê lại.
Những kẻ khủng bố cũng chiếm các mỏ phot𝕴phat, nhà máy photphat, lưu huỳnh, và các cơ sở sản xuất xi măng. Tất cả cơ sở này có thể kiếm ra 1,3 tỷ USD/năm, theo Brisard và Martinez. IS có th𝓀ể chiếm một phần hoặc tất cả số tiền đó, có khả năng tăng gấp đôi hoặc gấp ba thuế doanh thu.
"Tài sản có giá trị nhất của ꦍIS là vùng đất nhóm này chiếm ở Iraq và Syria. Chiếm lại các vùng đất đó là điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm", Harleen Gambhir, một học giả quꦅân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận xét.
Dầu - 500 triệu USD/năm
IS cướp các giếng dầu và nhà máy lọc dầu, nhưng nhóm này không có chuyên môn và thܫiết bị để vận hành nó hết công s𓂃uất.
Lệnh trừn🧜g phạt quốc tế ngăn chặn IS bán dầu hợp pháp, do đó, nhóm này đã tuồn dầu vào các thị trường ngầm không được kiểm soát. Đây không phải là điều khó. IS đã thâm nhập vào các tuyến đường buôn lậu được thiết lập từ những năm 1990. Vào thời điểm đó, Saddam Hussein sử dụng chúng để qua mặt lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
IS rút dầu thô từ giếng dầu rồi bán cho trungꦛ gian với giá bằng một phần tư ꦡgiá thị trường. Khi dầu ở mức 80 USD/thùng vào năm ngoái, IS bán nó với giá chỉ 20 USD.
IS còn bán dầu cho chính kẻ thù của mình. Chính quyền ông Bashar al-Assad cần dầu để phát điện. Phiến quân Syria được Mỹ hậu thuẫn cần dầu diesel để chạy động cơ. IS không ngại cung cấp dầu cho 🧔chính kẻ thù, vì mục đích chính của nhóm là giữ nguồn tài chính để mở rộng tổ chức,🌱 Christina Schori Liang, chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Geneva, nói.
"Chúng phải giữ cho nền kinh tế chiến tranh luôn lưu thông, vì chú🍃ng không có nền kinh tế hợp pháp", bà nói. "T🎶rong chiến tranh, chẳng điều gì có ranh giới rõ ràng. Chúng chiến đấu vào ban ngày và giao dịch vào ban đêm".
Tuần trước, Nga côn🦹g khai cáo buộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để🎉 yên cho việc buôn bán dầu bất hợp pháp diễn ra, đưa số dầu trị giá 1,5 triệu USD vào Thổ Nhĩ Kỳ mỗi ngày. Ankara đã bác bỏ những cáo buộc này.
Trong khi dầu vẫn là nguồn thu nhập quan trọng với IS, nó không còn là số ꧂một, theo Bộ Quốc phòng Mỹ. Các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu bắt đầu từ năm 2014 đã làm tê liệt nghiêm trọng khả năng vận chuyển và lọc dầu của IS. Có tới 8.573 đợt không kích đã đánh vào 260 cơ sở hạ tầng dầu, cũng như hàng nghìn chiến binh, tòa nhà và thiết bị. Hồi tháng 10, Mỹ đã giúpℱ quân đội Iraq lấy lại nhà máy lọc dầu Bayji rất lớn từ tay IS.
Không còn các cơ sở lọc dầu lớn, IS phải dùng các thiết bị lọc dầu di động có thể sản xuất đến 500 thùng/ngày. Tuy nhiên, liên minh chống IS cũng đang ném bom những cơ sở này. Trong 45 ngày cho đến ngày 21/10, máy bay không người lái, cường kích Mỹ và Arab Saudi đã đánh vào 30 mục 🅠tiêu kiểu này.
Hiện giờ, IS chỉ có thể sản xuất và buôn lậu bằng một🏅 phần nhỏ những gì nhóm từng làm. Giá dầu giảm còn khiến doanh thu từ nguồn này giảm hơn nữa.
Cướp ngân hàng - 500 triệu USD đến một tỷ USD
Khi IS đánh chiếm vùng đấ𒀰t mới, chúng cũng kiểm soát các ngân hàng tại đó. Năm 2014, IS đánh cắp đến một tỷ USD từ các ngân hàng theo cách này, theo Bộ Tài chính Mỹ. "Đây là nguồn thu quan trọng, dù nó không tái tạo", mꦍột đại diện Bộ Tài chính Mỹ nhận xét.
IS đối xử với ngân hàng tư nhân và ngân hàng nhà nước khác nhau. Chúng cố gắng xây dựng một "nhà nước", vì vậy chúng cần phải duy trì một số dịch vụ bình thường cho người dân. IS không chạ♒m vào tiền trong ng𒆙ân hàng tư nhân, chúng sẽ đánh thuế tiền mặt khi người dân rút riền.
Tuy nhiên, chi nhánh ngân hàng trung ương Iraq bị cướp phá. Khi IS càn quét thành phố Mosul ở Iraq năm ngoái, chúng chiếm khoảng 450 triệu USD tiền mặt và vàng từ các chi nhánh ngân hàng trung ương. IS hiện tuyên bố chúng sử dụng vàng để 🙈đúc tiền xu vàng của riêng mình.
Bắt cóc tống tiền - 45 triệu USD/năm
Nhà báo Mỹ James Foley bị bắt cóc vào năm 2012, và IS đòi tiền chuộc 132 triệu USD. Chúng đòi 200 triệu USD cho hai con tin Nhậ🍨t Bản, Kenji Goto Jogo và Haruna Yukawa. Không nước nào chịu trả tiền, cả hai đã bị sátꦏ hại.
Hầu hết các nước tuân đều theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc là không tài trợ khủng bố, trong bất kỳ trường hợp nào. Đây là một quyết 💟định đau đớn khi phải thực hiện. Không trả tiền thì các gia đình phải chứng kiến người thân bị sát hại. Còn nếu trả tiền, bạn đã cho những kẻ khủng bố tiền để chúng mua vũ khí rồi giết hàng nghìn người khác. Đồng thời, làm vậy còn khiến chúng muốn lặp lại yêu sách một lần nữa.
Tuy nhiên, thực tế, một số quốc gia đã trả tiền chuộc cho IS. Các bạn tù của Foley tại Raqqa, Syria được thả vì nước họ trả tiền chuộc. Con tin Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã được trả tự do, theo một điều tra của New York Times năm ngoái.
IS thu 20 - 45 triệu USD theo cách này trong năm ꦬ2014. Nhưng đại đa số người bị bắt cóc và tra tấn không phải là nhân viên cứu trợ nước ngoài và các nhà báo. Họ là người địa phương thuộc nhóm dân tộc thiểu số Yazidi hoặc tín đồ Kitô giáo.
Người Yazidi sống trong khu vực và có tôn giáo riêng. IS trừng phạt họ vì không phải là người Hồi giáo dòng Sunni. IS thường xuyên bắt cóc người Yazidi rồi đòi 3000 USD mỗi người, theo Trung tâm Geneva. IS đã bắt cóc hàng trăm tín đồ Kitô giáo, đôi khi trả tự do cho họ với giá 1.700 USD/người, theo AFP.
"Bắt cóc đòi tiền chuộc" là phần sinh lợi ít hơn so với các biện phá🧸p khác. Nhưng cách tiếp cận của chúng với vấn đề này và mọi thứ khác là một dấu hiệu cho thấy IS đang cố vận hành đúng như cái tên "nhà nước" của chúng, Ola Johan Kaldager, cựu nhân viên tình báo Na Uy n𝔍ói.
"Chúng ta luôn nói về IS như một tổ chức khủng bố. Nhưng chúng𓂃 ta phải nói về chúng như một 'nhà nước'", Kaldager nói. "Chúng có nền kinh tế riêng, kiểm soát ranh giới, hải quan, và đánh thuế. Những điều này làm cho chúng ta khó có thể tận triệt chúng trong tương lai gần".
Phương Vũ