Thứ ba, 26/11/2024
Chủ nhật, 10/2/2019, 02:08 (GMT+7)

Bên trong đền thờ ông Hoàng Mười gần 400 năm ở Nghệ An

Đền thờ ông Hoàng Mười bên dòng sông Lam là một trong những điểm đến tâm ✨linh nổi tiếng với khách du xuân.

Đền Ông Hoàng Mười nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Theo ghi chép, đền được xây dựng vào năm 1634, từ thời hậu Lê. Trải qua lịch sử, đền bị phá huỷ. Năm 1995 đền được xây dựng ♏lại, giờ trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của tỉnh Nghệ An.

Dù trải qua lịch sử, bị hư hỏng, đền được phục dựng theo quy mô truyền thống, gồm tam quan, tắc môn, đài trung t🦂hiên, lầu cô, lầu cậu. Tại đền giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.

Khu đền chính gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn. Hiện tại, 🍸đền tọa lạc trong khuôn viên rộng kh𝔉oảng một ha.

Theo nhân gian kể lại ông Hoàng Mười là nhân vật huyền thoại, được giáng trần để giúp đời. Ngườꦓi dân xứ Nghệ cũng lưu truyền các truyền thuyết về lai lịch, thân thế, sự nghiệp của ông Hoàng Mười với những nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam. Có người cho rằng Ông Hoàng Mười là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước. Còn theo lời kể ở vùng Hà Tĩnh, ông Hoàng Mười chính là Lê Kh🐟ôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh.

Theo một truyền thuyết khác, ông giáng xuống trần và trở thành Uy Minh Vương Ly Nhật Quang, ♋con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.

Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Những giai thoại kỳ bí 🧸này đã phủ lên ngôi đền một bức màn tâm linh huyền ảo và linh thiêng.

Vật liệu dựng đền sau này đề🦂u làm bằng gỗ, được chạm trổ công phu với các hoạ tiết long, lân, qu✃y, phụng.

Tam quan nằm liên tiếp nhau và sâu vào bên tr🦄ong. Khách đi lần lượt từ Thượng điện cho đến Hạ điện. Quan sát từ bên ngoài, khách s🦋ẽ bắt gặp hình ảnh mái ngói có tạo hình rồng ở chóp - lối kiến trúc điển hình thường thấy ở các ngôi đền, chùa Việt.

Ng🌟oài thờ ông Hoàng Mười, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọ♏c Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Đức Thánh Hoàng Mười là nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt. Hàng năm, khu di tích đền Ông Hoàng M𒆙ười thường đón hàng trăm nghìn du khách vào mùa lễ hội. Không chỉ đến để cầu nguyện mà du khách còn có dịp൲ khám phá nét tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Người dân thường đến cầ✅u nguyện những điều may mắn,𒅌 tài lộc vào dịp đầu năm và đến trả lễ vào dịp cuối năm.

Phí🐻a sau đền là gian nhà để du khách tự tay bày mâm hoa quả để d🐈âng cúng.

Từ lối đi bên ngoài dẫn vào chùa, du khách sẽ bắt gặp hàng chục sạp hà🐬ng bán các đồ để dâng lễ. Nhiều người viết chữ thuê ngồi dọc bên đường để phục vụ khách thập phương.

Di Vỹ

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]