Thứ ba, 26/11/2024
Chủ nhật, 21/3/2021, 07:25 (GMT+7)

Bên trong trung tâm huấn luyện chó dữ

Bình DươngChui hầm, vượt chướng ngại vật, tấn công kẻ cướp... là những bài tập thuầꦫn hóa chó dữ tại trường huấn luyện ở thành phố Thuận An.

Khoảng 7h các ngày trong tuần, tại trường huấn luyện chó nghiệp vụ ở phừơng Vĩnh Phú, TP thuận An, Bình Dươn💃g vang lên tiếng chó 🎐sủa, cùng hiệu lệnh của các huấn luyện viên. Chó tại đây được dạy để vâng lời, giữ nhà và bảo vệ chủ khi bị tấn công.

Anh Nguyễn Đình Hoàng, đại diện trường cho biết khách hàng của trường chủ yếu ở Bìnhꦡ Dương, TP HCM và các tỉnh miền Tây.

Hoàng cùng em trai - Nguyễn Đình Trung (trái) dạy chó becgie tên Ben bài tập vượt hầm chui. "Để con vật quen bài và thuần thục động tác, chúng tôi phải tổ ch꧙ức lớp từ 7 đến 11h, tuần 3 buổi. Hôm nào nắng nóng thì thực hiện các bài tập nhẹ", chàng trai 30 tuổi kể.

Trường hiện có 11 người, đang huấn luyện cho hơn 1ꦑ00 con với các giốnꦰg Rottweiler; becgie Đức, Bỉ...

Hướng dẫn Ben nhảy qua vòng lửa, anh Trung cho biết cần khoảng một tháng, con vật có thể hoàn thành các bài tập cơ bản. "Cũng như con người, để quá𒀰 trình rèn luyện được thành công, các huấn luyện viên phải nghiêm khắc trong từng bài tập", anh nói.

Chó ở trường đều được chủ tiêm phòng dại. Mỗi khóa huấn luyện kéo dài khoảng 4 tháng, với mức phí từ 2,5 triệu đồng 𝓡mỗi con.

"Nghề này có tháng kiếm gần 20 triệu đồng, có tháng chỉ khoảng 6 triệu. Nói chung làm nghề vì yêu và mê nghe tiếng chó sủa, chứ bạn bè tôi đều làm bất độn🐠g sản, kinh doanh khá giả hơn", Hoàng nói.

Trước giờ đóng vai "quân xanh" (kẻ cướp), Hoàng mặc bộ đồ bằng vải lanh để bảo vệꦏ thân thể khi bị chó cắn. "Tôi làm nghề này được 9 năm. Lúc đầu thường xuyên bị chó cắn, có lần phải khâu 7 mũi", anh kể.

Bài tập tấn công cần có sự phối hợp của 2-3 người và chỉ cần sơ ý những tham gia có thể bị thương. Theo kịch bản, chó becgie sẽ giằng co 🍸với "quân xanh" và được huấn luyện viên yêu cầu cắn khi phát hiện mục tiêu.

Mỗi bài tập tấn công ké▨o dài khoảng 30 phút và tập trung ở 3 tháng cuối, khi chú chó đã làm quen ♎với các huấn luyện viên.

Giơ cánh tay đầy những vết s🅠ẹo, Hoàng cho biết đây là những vết thương trong các bài tập. "Ngày đầu tiên, tôi bị một con Rottweiler dồn vào góc tường nhưng ma༒y mắn thoát nanh vuốt của nó. Và chẳng hiểu sao dần dần lại thấy mê và gắn bó với nghề từ đó", chàng trai quê Nghệ An kể.

Huấn luyện viên kiểm tra và chăm sóc vết th�💎�ương ở tai một con chó sau buổi tập.

Cùng lúc, những người khác khác chuẩn bị thức ăn (chủ yếu là cháo gà) c🌄ho chó.

"Nhiều rủi ro, đôi lúc có đau đớn và mệt mỏ🌼i nhưng một ngày không được tắm, không nghe tiếng chó sủa, tôi lại thấy nhớ", anh Hoàng nói.

Hữu Khoa