Bộ Giao thông Vận tải ngày 28/7 cho biết đã thống nhất đề ng💟hị của Sở Giao thông Vận tải TP HCM về việc công bố danh mục tuyến vận tải hành khách hoạt động tại Bến xe Miền Đông mới (quận 9, TP HCM và TP Dĩ An, Bình Dương).
Với sự chấp thuận này, 71 tuyến xe khách cố định từ Bến xe Miền Đông hiện hữu (quận Bình Thạnh) sẽ dời qua bến x𝕴e mới từ ngày 15/8. Các tuyến vẫn giữ nguyên lưu lượng, hành trình, đơn vị khai thác để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân.
Báo cáo UBND TP HCM hôm 16/7, bà Tăng Thị Thu Lý, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV (Samco, chủ đầu tư) cho biết, dự án bế﷽n xe mới đã hoàn thành giai đoạn một, đạt quy chuẩn bến xe khách loại 1 (lớn nhất trong 6 loại bến xe khách hiện nay). Ở giai đoạn này, bến đủ điều kiện khai thác 🍒tuyến cố định cự ly từ 1.100 km trở lên, tính từ tỉnh Quảng Trị trở ra Bắc.
Hiện, Sở Giao thông Vận tải lên phương án điều chỉnh một số tuyến xe buýt kết nối với bế♓n xe mới, đặc biệt là từ Bến xe Miền Đông hiện hữu nhằm tạo thuận lợi cho hành khách đi lại thời gian đầu. Dự kiến, các tuyến buýt số 55, 76, 150 và các tuyến không trợ giá số 602, 611 kết nối đến bến xe này.
Bến xe Miền Đông mới khởi công tháng 4/2017 trên diện tích 16 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng. Công trình gồm khu A là bến bãi, công trình công cộng (chiếm hơn 76% tổng diện tích); khu B trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); khu D thương mại dịch vụ (cao 15 tầng). Riêng nhà ga được xây dựng với kết cấu gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổ𒁏i.
Toàn bộ công trình được thiết kế theo kiến trúc hiện đại, trở thành bến xe lớn nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách mỗi năm. Bến xe sẽ góp phần giảm kẹt xe khu trun🎃g tâm thành phố,🦩 đặc biệt khu vực Bến xe Miền Đông cũ đang quá tải.
Trước đó, kế hoạch Bến xe Miền Đông mới đưa vào khai thác cuối thá𓄧ng 4 nhưng bị hoãn lại do ảnh hưởng Covid-19.
Hạ Giang