Luis Suarez đã nổi cáu cắn vào vai trung vệ Giorgio Chiellini của Italy trong trận đấu tranh vé vào vòng ha🌱i World Cup 2014 mới đây. Trong quá khứ, ngôi sao tiền đạo n🃏ày cũng từng hai lần cắn cầu thủ đối phương. Tháng 11/2010, Suarez khi còn khoác áo Ajax đã bị cấm thi đấu bảy trận vì cắn vào vai Otman Bakkal của PSV. Tháng 4/2013, tiền đạo của Liverpool lại bị treo giò 10 trận vì cắn vào tay hậu vệ Branislas Ivanovic của Chelsea.
"Suarez liệu có phải là một đứa trẻ hai tuổi cao nhất thế giới? Nếu không, tại sao anh ta không nhận thức được hành vi xấu đó, lặp đi lặp lại nhiều lần trên sân cỏ", hãng tin Reuters đã thắc mắc như vậy tr🥃ong bài⛄ viết về việc Suarez đối diện án treo giò đến hết World Cup.
Một số chuyên gia tâm lý🅷 đã lên tiếng sau khi chứng kiến hành động thô bạo có hệ thống của Suarez.
Adam Naylor, giáo sư t♉âm lý học thể thao của trường đại học Boston (Mỹ), cho biết: "Hành động cắn người khác từng xảy ra trong thể thao đỉnh cao thế giới. Tai tiếng nhất có lẽ là vụ võ sĩ Mike Tyson cắn tai Evander Holyfield ngay trên sàn đấu. Nhưng hành động cắn không phổ biến trong các vụ xô xát thể thao, nhất là bóng đá. Và có lẽ chỉ mình Suarez có thói quen này trong các trận đấu".
Vị giáo sư này còn lý giải n🌌guyên nhân dẫn tới hành động hung hăng của các vận động ♕viên, cầu thủ: "Khi trận đấu đang diễn ra, cảm xúc và trạng thái tâm lý là yếu tố chính điều khiển hành vi của người chơi, chứ không phải nhận thức hay tư duy. Cảm xúc có thể góp phần tạo nên những màn trình diễn tuyệt vời, nhưng cũng có khi khiến các vận động viên mất kiểm soát hành vi".
Nhưng tại sao nhiều vận động viên khi 🎐nổi cáu thường đấm, đá hoặc húc đầu vào đối thủ, còn riêng Suarez lại chỉ cắn?
Giáo sư Adam Naylor giải thích: "Đây là vấn đề liên quan tới kiểm soát trạng thái giận dữ. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ch♕úng ta càng cố kìm nén cảm xúc tiêu cực, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Theo tôi hành vi kỳ quặc của Suarez có thể là hậu quả của việc cố gắng kiềm chế sự bực tức và thất vọng, khi liên tiếp bị đối phương cản trở nỗ lực chuyền bóng hay dứt điểm. Mọi người dễ dàng nhận thức được đấm hay đá người khác là hành vi bạo lực không thể chấp nhận được. Nhưng một khi quá ức chế và mãi không có giải pháp nào để giải tỏa được áp lực tâm lý, người ta có thể có những hành động khác người như Suarez".
Hành động thô bạo của Suarez vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận quốc tế. Truyền thông thế giới cho rằng Suarez cần nhận💮 được sự giúp đỡ nhiều hơn từ♉ các đồng đội, HLV và bác sĩ tâm lý để từ bỏ thói quen xấu.
Nhưng một số nhà tâm lý học đều cho rằng việc giúp tiền đạo này thay đổi hành vi không hề đơn giản.
Giáo sư Adam Naylor nói💞: "Tôi luôn tin rằng các biện pháp trị liệu tâm lý có thể giúp con người gia tăng phản ứng tích cực trước các sức ép. Các vận động viên cũng hoàn toàn có thể điều chỉnh hành vi nếu bản thân họ thực sự muốn thay đổi. Nhưng điều chỉnh một trường hợp điển hình như Suarez là công vi꧂ệc đầy thách thức, đòi hỏi thời gian và quyết tâm của nhiều người liên quan".
Tiến sĩ tâm lý học Corinne Reid, thuộc trường đại học Murdoch của Australia, chia sẻ quan điểm: "Điều quan trọng trước hết là phải xác định xem liệu Suarez có nghĩ rằng phản ứng gây hấn của cậu ấy là chính đáng và có thể chấp nhận được hay không? Nếu Suarez tới giờ vẫn cho chuyện đó là bình thường, thì nỗ lực giúp đỡ cậu ấy thay đổi hành vi rất khó đạt được thành công". Trong cuộc phỏng vấn sau trận, Su♍arez thừa nhận hai bên có va chạm, nhưng nhấn mạnh rằng hành động cắn vào vai đối phương chỉ là "một tꦬrong những sự việc thường xảy ra trong bóng đá".
Corinne Reid cũng cho rằng áp lực tâm lý là tác nhân dẫn tới hành vi kỳ quặc của Suarez, nhưng khẳng định đây không thể là nguyên nhân duy nhất. Bà phân tích: "Tất cả các vận động viên đều từng có lần phải đương đầu với sức ép lớn, nhưng thực tế là hiếm có ai hành xử như Suarez. Nhiều người ngay lập tức tỏ rõ sự hối hận sau khi có hành động phi thể th🔥ao. Nhưng𒉰 cũng có một số, trong đó có Suarez, không hề coi đó là vấn đề, cố gắng mọi cách để biện hộ cho hành vi sai trái".
Nữ tiến sĩ này từng có thời gian làm việc cùng đội tuyển hockey nam của Australia, với tư cách bác sĩ tâm 𒁏lý. Dựa vào kinh nghiệm từng làm việc trực tiếp với các vận động viên, bà nhận xét rằng tiền đạo 27 tuổi có thể thay đổi cách ứng xử trên sân nhưng việc điều chỉnh không dễ dàng. "Các biện p🍷háp trị liệu có thể giúp cá nhân nhận biết những dấu hiệu stress và điều chỉnh chúng. Nhưng đây là công việc đòi hỏi thời gian. Việc thay đổi thói quen trong đời đòi hỏi sự quyết tâm và bền bỉ trong nhiều tháng, nhiều năm".
Nguyễn Phát