Mỗi lần điều trị bằng thuốc khoảng một tháng thấy cảm giác như khỏi hẳn nhưng chỉ hết đợt điều trị vài ngày là ợ nóng lại tái phát. Tôi không uống rượu bia, không hút thuốc, thường xuyên khó ngủ, ngủ ít, thỉnh thoảng vẫn phải trực đêm do yêu cầu công việc... Xin hỏi bác sĩ cách điều trị, những biến chứng có thể xảy ra do bệnh kéo dài và dùng thuốc dài ngày có ảnh hưởng gì không? (Sơn)
Trả lời:
Xin chào bạn,
Trước hết xin bạn chú ý một vài vấn đề sau đây :
1. Chẩn đoán trào 🌠ngược không phải dựa chủ yếu vào nội soi. Có vẻ bạn lo lắng vì kết quả soi lúc nào cũng là viêm dạ dày, nhưng bạn c𒀰ần hiểu đó là một việc hoàn toàn khác với chuyện trào ngược.
Trước hết, trong chẩn đoán trào ngược, chỉ định nội soi chỉ được thực hiện lúc ban đầu để truy tìm các bất thường giải phẫu quanh tâm vị (như túi thừa hay thoát vị hoành chẳng hạn) đồng thời để loại trừ tổn thương ác tính hoặc các bệnh lý khác như viêm loét. Sau lần soi ban đầu, không cần t🀅hiết soi lại vì lý do trào ngược nữa. Soi lại chỉ cần thiết nếu:
- Cần theo dõi tổn thương niêm mạc dạng🥀 tiền ác tính (Barrett), thường được làm từ 3-5 năm sau.
- Nghi ngờ trào ngược gây biến chứng viêm/loét🎃/hẹp...
2. Kết quả nội soi lúc nào cũng🧔 là viêm dạ dày làm bạn nghĩ có vẻ như🌜 là "Bệnh nan y, trị hoài không khỏi?". Thật ra thì không phải thế. Chẩn đoán viêm dạ dày là một dạng chẩn đoán hình ảnh, thực hiện qua con mắt của nhà nội soi. Chẩn đoán đó không phải bao giờ cũng liên quan 100% với biểu hiện của bệnh nhân. Cụ thể:
- Khá nhiều người khỏe mạnh, không có triệu chứng nhưng khi đi soi tầm soát ung thư dౠạ dày định kỳ vẫn bị "kết án" là viêm dạ dày .
- Có nhiều người bệnh bị viêm dạ dày, sau khi t🍎rị khỏi đã thấy khỏe hoàn t𒁃oàn nhưng khi soi lại... vẫn cứ là viêm dạ dày.
- Hoặc cũng có người bị đau bụng và có viêm dạ dày khi nội soi nhưng sau khi trị hoài không hết mới vỡ lẽ ra là bị sỏi mật hay ♛u tụy...
Riêng trong trường hợp của bạn, có nhiều khả꧂ năng là do bệnh diễn tiến lâu ngày nên các thay đổi niêm mạc h൲ồi phục rất chậm. Một số thay đổi mãn tính của niêm mạc như teo, giả polyp có thể tồn tại nhiều năm dù bệnh nhân không còn triệu chứng gì. Đó không phải là dấu hiệu của việc thất bại trong điều trị, bạn nhé!
3. Một vấn đề khác nữa cũng làm bạn không yên tâm là vì sao tình trạng trào ngược "tái phát", "trị không hết"... Để hiểu và có cách điều trị đúng đắn, bạn cần phải hiểu thế♋ nào là "hết".
Trong y khoa có những bệnh có thể trị "hết", ví dụ cắt bỏ một khối u lành tín💛h, rạch một ổ abces, điều trị hết viêm phổi... Tuy nhiên, có khá nhiều bệnh, phần lớn là nội khoa, mà việc điều trị không nhằm vào "hết" mà nhằm vào việc ổ🎀n định cuộc sống của người bệnh, ngăn ngừa biến chứng, kéo dài tuổi thọ. Những bệnh đó có thể kể ra như cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, tăng cholesterol...
Trong đa số trường hợp, bệnh nhân phải hiểu bệnh của mình để kết hợp việc dùng thuốc thường xuyên với các chế độ sinh hoạt, ăn uống. Cũng như vậy, một số ít bệnh nhân có thể trị "hết" nếu như có một nguyên nhân rõ ràng như thoát vị hoành (có chỉ định phẫu thuật) hoặc do tăng cân 🌌quá mức (làm giảm cân) . Ngược lại, phần lớn bệnh nhân chỉ có một vài yếu tố thuận lợi và tình trạng trào ngược kéo dài đòi hỏi uống thuốc thường xuyên.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ và tần suất tái phát như thế nào mà mỗi bệnh nhân có thể có chế độ điều trị khác nhau. Chế độ đơn giản nhất là uống thuốc mỗi ngày. Nếu nhẹ thì uống mỗi 2-3 ngày, liều lượng thì tùy nặng nhẹ và đáp ứng của mỗi bệnh nhân. Cho đến nay, các thuốc ức chế bơm proton được coi là khá an toàn và việc sử dụng kéo dài không đưa đến ảnh hưởng gì. Còn về biến chứng mà bạn hỏi, có nhiều loại biến chứng nhưng phần lớn chỉ xảy ra với các ca trào ngư🐼ợc nặng với biểu hiện nội soi. Trường hợp của bạn, chúng tôi không thấy ghi nhận tổn thương nội soi nên có lẽ bạn không cần phải lo lắng về điều này .
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin