Người phụ nữ 55 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết mỗi khi nồm ẩm hoặc thay đổi thời tiết, các khớp tay🐼 và đầu gối đau nhức, bàn tay sưng phù như bị tích nước. Trong khi đó, ngôi nhà trở nên ẩm ướt, hôi và nhanh bẩn, bà Lan lại phải thường xuyên lau chùi, làm sạch hơn, mất từ 3-4 tiếng đến nửa ngày.
"Những việc thường ngày đơn giản như cầm bút viết, dắt xe máy, lái xe, lau chùi nhà cửa cũng trở nên khó khăn do khớp sưng đau khiến tôi khó cầm, nắm được vật gì. Cứ làm việc gì là khớp lại đau nhức, tôi phải uống thuốc giảm đa💛u", bà nói.
Việc tập thể dục hàng ngày cũng bị gián đoạn. Thông thường, bà Lan sẽ đi bộ, tập một bà𓃲i thể dục nhịp điệu nhẹ theo nhóm tại công viên. Song, trời vừa nồm ẩm vừaꩲ mưa, bà không thể tập luyện và phải hạn chế leo cầu thang để tránh té ngã, chuyển sang tập bài giãn cơ, vươn thở hàng ngày.
Bà Lan đã sống chung với bệnh viêm khớp gần 10 năm, thường khám định kỳ theo quý để điều chỉnh thuốc kiểm s🌜oát và kiểm tra sức khỏe. Song, bà vẫn rất khó chịu khi bị đau và ✤trời ẩm, bức bối vì khả năng làm việc sụt giảm.
Tương tự, bà Châu (47 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) phải uống thêm liều thuốc bảo vệ dạ dày trong quá trình điều trị thấp khớp. Lý do là trời nồm ẩm khiến bệnh khớp bùng phát, còn thuốc điều trị khớp có tác dụng phụ gây táiℱ đau dạ dày. Mệt mỏi vì uống nhiều thuốc, bà Châu nằm nghỉ suốt buổi sáng, thuê người phụ giúp việc nhà theo giờ.
Theo ThS. BS Trần Thị Hoài Thanh, khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, trường hợp của bà Lan và Châu không hiếm gặp. Số bệnh nhân đến khám khi trời nồm ẩm gia tăng so với cùng thời điểm trong tháng 1 khoảng 30 %. Bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi, trung niên, mắc các bệnh đau nhức xương khớp như viêm khớp dạng thấp, loãng xương, gout, thoái hóa khớp...
Theo bác sĩ Thanh, tiết trời lạnh, mưa nhiều gây độ ẩm t🌠ăng vào mùa xuân khiến các gân cơ khớp bị co lại, dịch khớp khô. Từ đó, khớp đau, khó cử động.
Bên cạnh đó, mọi người giảm tần suất tập thể dục hàng ngày do thời tiết bất lợi, giảm tiết mồ hôi kéo theo giảm uống nước, khiến bệnh khớp trở nặng hơn. Thời tiết âm u, mưa nhiều, không có nắng làm giảm hấp thụ vitamin D cũng là nguyên n🌟hân khiến đau khớ▨p trở nặng. Vitamin D đóng vai trò là hormone steroid liên quan đến xương và sự chuyển hoá calci, khi thiếu hụt có thể ảnh hưởng tới mức độ hoạt động của bệnh xương khớp.
Để giảm bớt triệu chứng đau khớp vào mùa nồm ẩm, bác sĩ Thanh khuyến c♋áo người bệnh uống thuốc đúng chỉ định, không tự ý bỏ thuốc, uống thuốc ngắt quãng, tái khám đúng lịch hoặc chủ động khám sớm khi dự báo thời tiết có độ ẩm tăng cao. Mọi người không nên lạm dụng thuốc giảm đau, do thuốc có thể gây dị ứng, loét dạ dày, các vấn đề gan, thận hoặc tương tác với thuốc kiểm soát bệnh khớp gây tăng tác dụng phụ.
Mọi người nên chủ động bố trí công việc để nghỉ ngơi và massage khớp hợp lý. Nếu phải leo cầu thang hoặc đi trên đường dốc, mọi người, đặc biệt người cao tuổi, nên sử dụng tay vịn hoặc gậy chống. Khi khớp nhức mỏi, có thể dùng túi chườ꧑m ấm, massage nhẹ tại chỗ.
Người bệnh vẫn cần đi lại, vận động và tập thể dục nhẹ nhàng để tăng độ linh hoạt cho khớp, kiểm🌸 soát các triệu chứ🐻ng viêm, giảm đau và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính khác. Một số bài tập có thể áp dụng như đi bộ với máy, đạp xe trong nhà, yoga...
Về dinh dưỡng, mọi người chú ý ăn đủ chất꧙ và cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý. Trong đó, chế độ ăn bổ sung đủ protein, vitamin C và D, thực phẩm nhiều canxi như sữa, đậu, hạt, rau quả... Với vitamin D, bệnh nhân viêm khớp có thể sử dụng thực phẩm bổ sung, liều lượng tối đa từ bữa ăn và từ sản phẩm bổ sung là 600 IU.
Người mắc bệnh khớp nên kiêng các thực phẩm làm tăng gánh nặng cho khớp, ví dụ thịt đỏ, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn quá chua hoặc mặn, chất kích thích. Mọi người chú ý uống 🌱đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống nước ấm, tránh để đến khi khát mới uống khiến cơ thể thiếu nước.
Nếu cꦛác triệu chứng đau trở nên bất thường, mọi người nên đến bệnh v🍒iện khám và điều trị ngay, để kiểm soát bệnh tốt nhất.
*Tên nhân vật được thay đổi.
Chi Lê