Tóc bắt đầu mọc lại sau thời gian phải cạ✅o trọc, bà vững bước giữa hai điều dưỡng đỡ hai bên.
Bà là "bệnh nhân 19" (từng có thời gian được đánh số 20, sau đổi lại), 64 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 7/3, có thời gian điều tr🍸ị Covid-19 lâu nhất Việt Nam, một trong 3 ca nguy kịch nhất.
Ấn tượng về Covid-19 với bà, là một bệnh gây chết nhiều người ở nước ngoài. Còn bà chỉ làm nội trợ, quanh quẩn trong góc nhà nên bệnh dịch rất xa vời. Đến khi mắc bệnh phải nhập viện điều trị, b👍à vẫn suy nghĩ Covid-19 sẽ tương tự các bệnh khác, chỉ điều trị ít ngày rồi về nhà.
Một tuần trước ♏khi rơi vào hôn mê, bà vẫn cảm thấy khỏe m𝔍ạnh, ăn uống và sinh hoạt bình thường. Ngày 14/3, bà ăn một bát bún mọc, khoe với con trai qua điện thoại rằng nhà bếp nấu rất ngon, ăn khỏe thì có thể khỏi bệnh.
Sau đó bác sĩ gọi bà và một người khác sang khám vì tiếp tục xét nghiệm dương tính. Dù không🅘 hiểu dương tính âm tính là gì, vì sao phải cách ly riêng một phòng, bà vẫn tuân thủ yêu cầu của bác sĩ để mau chóng khỏi bệnh.
Một tuần sau, khi đang xem tivi buổi tối, bà đột ngột ngất xỉu. "Tôi thậm chí không biết mê đi lúc nào. Tự nhiên một ngày tỉnh dậy, tôi phải thở oxy, nằm trong phòng có các d🔯ụng cụ", bà nhớ lại.
Thử cử động, b𒁏à nhận ra cơ thể rất yếu, không có sức lực gì. Bà bỗng cảm thấy sợ hãi, hàng trăm câu hỏi xoay trong đầu về bệnh, vì sao cơ thꦦể đang khỏe lại trở nên yếu ớt. Hai con trai lo lắng hỏi "má có nhận ra con không?".
"Tôi không hề biết rằng mình đã rất nguy kịch. Bác sĩ kể đã ép tim cho tôi 45 lần, những tưởng đã bất lực, đột n𝄹gột đến lần thứ 47 tôi thở lại. Bác sĩ rất giỏi", bà nói.
Bác sĩ Mạc Duy Hưng, khoa Hồi sức tích cực, cho biết nữ bệnh nhân bị suy hô hấp rất nặng kể từ khi được chuyển điều trị hồi sức tích cực. Nguy cơ đe dọa tính mạng luôn thường trực, y bác sĩ luôn căng mình để cấp cứu, giữ mạng sống cho bà. Các tua trực luôn thức để đảm bảo theo dõi sát tình trạng bệnh và phát hiện các biến cố kị♛p thời.
Đêm 7/4, bà đột ngột ngừng tim, phải sốc tim và thực hiện các biện pháp cấp cứ🌞u liên tục trong 40 phút đồng hồ. "May mắn các biện pháp có hiệu quả. Chúng tôi đã nghĩ rằng không thể cứu bệnh nhân, bà sẽ tử vong ở thời điểm đó", bác sĩ Hưng nói.
Giữa cuộc trò chuyện, một người nhắc tới cháu gái là Nguyễꦑn Hồng Nhung - người được ghi nhận "bệnh nhân 17" đã lây cho bà. Bà Hằng ngập ngừng một hồi rồi nói: "Tôi không trách cháu", và mong cô có thời gian yên tĩnh, không còn bị nhiều người mắng mỏ, hiểu nhầm.
Bà cũng thường xuyên nói qua điện thoại với những người bạn 𓆏thân thiết để trò chuyện và nhận những lời chúc, động viên bà nhanh chóng khỏi bệnh.
Lúc này, b༺à chỉ trông mong đến ngày được ra viện. Bà ra Hà Nội từ 28 🐟Tết, nay chồng, con đang đợi bà về nhà ở quận 9, TP HCM.
Được con trai và nhóm 🍸điều dưỡng dìu tới bên cửa sổ để đón ánh nắng, bà nói: "Nhờ sự cố gắng của mọi người nên tôi được sống, tiếp tục làm những việc còn dở ꦐdang. Nhưng bây giờ tôi yếu quá, phải cố gắng khỏe hơn mới được".
Chi Lê