Theo Tiểu ban điều trị, người này là nữ, 38 tuổi, công nhân khu công nghiệp. Bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, rát họng, mệt mỏi, xét nghiệm kết quả dương tính với nCoV, điều tr🐎ị tại Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng (Bắc Giang) ngày 17/5.
Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp. Tối 22/5, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong tình trạng ho, tức ngực, khó thở, đau rát họng, phổi thông khí giảm hai bên. Chẩn đoán khi vào viện: Viêm phổi do Covid-19 b꧑iến chứng suy hô hấp.
Bệnh nhân được xử trí theo phác đồ thở ôxy mặt nạ, điều trị kháng sinh, kháng viêm. Khoảng 12h ngày 23/5, bệnh nhân diễn biến nặng hơn, tức ngực khó thở nhiều, chụp X-quang cho thấy phổi tổn thương lan tỏa hai bên, được cấp cứu t✨hở ôxy dòng cao. Đến 22h cùng ngày, bệnh nhân suy hô hấp nặng hơn. Sau hội chẩn với Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, tiếp tục hồi sức. Tình trạng của bệnh nhân diễn biến xấu hơn, ngừng tuần hoàn (ngừng tim ngừng thở), cấp cứu không có kết quả.
Bệnh nhân tử vong lúc 4h30 ngày 24/5. Chẩn đoꦗán tử vong là sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi do nCoV, biến chứng suy hô hấp tiến triển.
Đây là ca Covid-19 tử vong thứ 44 kể từ đầu dịch đến nay, ca tử vong thứ hai được Bộ Y tế côn𒐪g bố trong ngày và là ca tử vong thứ 9 trong đợt dịcꦏh này.
Tuần trước, đánh giá chung về tình hình sức khỏe bệnh nhân trong đợt dịch này, các chuyên gia thuộc Tiểu ban Điều trị của Bộ Y tế cho rằng nhiều bệnh nhân nhiễm biến chủng Ấn Độ, trẻ tuổi và không bệnh lý nền song trở nặng nhanh, diễn tiến nặng dần trở thành nguy kịch.
Ông Lương ꩲNgọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, hội chẩn các bệnh nhân hôm 21/5, cho biết chỉ trong gần một tháng kể từ ngày 27/4, Việt Nam ghi nhận tới 2.000 ca Covid-19, tương đương số lượng bệnh nhân cả năm ngoái cộng lại. Đặc biệt, số lượng bệnh nhân nặng trong đợt dịch này khá cao.
Tiểu ban Điều trị hôm ấy cũng tính đến sáng 22/5, hơn 2.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 75 cơ sở y tế cả nước. Trong số này, có 50 bệnh nhân tiên lượng rất nặng, 26 bệnh nhân phải thở máy và 4 ca can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể) gồm 2 ở Hà Nội, một TP HCM, một ở 🔯Bắc Ninh.
Bệnh nhân thứ 44 tử ꦡvong được công bố chiều nay vốn không nằm trong danh sách bệnh nhân được đánh giá là "rất nặng" và "tiên lượng tử vong".
B⛦ắc Giang hiện chưa thiết lập khu vực điều trị hồi sức tích cực (ICU). Do đó khi bệnh nhân trở nặng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, cho biết việc điều trị cho bệnh nhân gặp khó khăn do số lượng lớn, gần 1.000 ca mắc Covid-19 và có thể tiế𝓀p tục tăng. Dự kiến khoảng 7-10 ngày nữa số lượng bệnh nhân mới giảm dần. Tỉnh cũng đang khẩn trương hoàn thiện các trang thiết bị cho khu điều trị, đơn vị hồi sức tích cực chăm sóc bệnh nhân nặng (ICU), tuy nhiên vẫn thiếu nhiều máy thở, máy lọc máu, máy xét nghiệm đông máu...
Hiện, tỉ💯nh có 3.000 giường bệnh điều trị bệnh nhân Covid-19; 47 máy thở chức năng cao, trong đó 20 máy dùng cho được bệnh nhân Covid. Dự kiến hôm nay, khu vực ICU sẽ đưa vào hoạt động ở Bệnh viện Phổi. Những bệnh nhân điều trị bệnh Covid-19 đã xét nghiệm 2 lần âm tính có thể điều về bệnh viện ⛎các tuyến lân cận để giảm áp lực điều trị.
Về xét nghiệm, tỉnh tăng cường xét nghiệm mẫu gộp để rút ngắn thời gian và tăng công suất xét nghiệm, song vẫn còn khó khăn do triển khai xét nghiệm diện rộng. Tỉnh đã xét nghiệm được 600.000 mẫu, vẫn tồn khoảng 20.000-30.000 mẫu ꦅmột ngày𝓰.