Bị suy tuyến giáp, nhà ở Bắc Giang, nhưng đều đặn tháng một🍃 lần bà Nhạn (52 tuổi) lại đến Bệnh viện Nội tiết tr💮ung ương (Thái Thịnh, Hà Nội) khám định kỳ. Lần này đi khám, bà rất bất ngờ khi nhân viên y tế nói phải nộp 100% chi phí khám bệnh chứ không được chi trả 30% như trước.
“Với bệnh tình của tôi tuyến dưới sẽ giữ lại, nhưng tôi e họ khám không chuẩn. Vì thế lầ𒈔n tới tôi vẫn sẽ xuống Hà Nội khám tiếp dù phải đóng thêm tiền”,ℱ bà Nhạn nói.
Giống bà Nhạn, chị Luyện ở𓂃 Văn Giang (Hưng Yên) sẵn sàng bỏ tiền túi đi khám bệnh dù có tꦛhẻ bảo hiểm y tế. Cắt tuyến giáp cách đây 3 năm, sau đó định kỳ 6 tháng khám một lần, chị lại lên Bệnh viện Nội tiết trung ương kiểm tra. Lần này chị phải nộp gần 700.000 đồng, trong khi những lần trước chỉ mất hơn 400.000 đồng.
“Nhân viên b🌼ệnh viện hướng dẫn tôi về địa phương xin giấy chuyển tuyến lên. Với chúng tôi, 300.000 đồng cũng là một khoản, tiết kiệm được thì tốt, không thì tôi vẫn chấp nhận. Tuy ch🍎ỉ là kiểm tra định kỳ nhưng lên bệnh viện trên này vẫn yên tâm hơn”, chị Nhạn chia sẻ.
Tương tự tại Bệnh viện Bạc𓃲h Mai (Hà Nội), đa phần ng💮ười bệnh có thẻ bảo hiểm vẫn chấp nhận vượt tuyến dù phải chi trả 100% chi phí khám bệnh.
Bị t🐟iểu đường kèm theo tăng huyết áp, hơn 2 năm nay bà Minh (60 tuổi, Nguyễn Du, Hà Nội) vẫn tái khám thường xuyên tại Bệnh viện Bạch Mai. Trước đây dù khám trái tuyến vẫn được thanh toán 30% nên đều đặn bà đến khám, lấy thuốc vì thấy huyết áp ổn đ🧜ịnh. Lần này tới, bà được nhân viên y tế giải thích từ nay sẽ không được quỹ bảo hiểm thanh toán nữa.
Sau đợt này, bà Minh bảo sẽ về xin giấy chuyển tuyến và nếu không được, bà cho biết vẫn chấp nhận bỏ tiền túi ra khám vượt tuyến. “Mỗi lần kiểm tra định kỳ số tiền bỏ ra cũng không quá lớn, chứ nếu phải điều trị nội trú dài ngày, chi phí lớn thì ൩dù thế nào cũng phải xin giấy chuyển viện”, bà Minh nói.
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1, trong đó quy định nếu vượt tuyến khám bệnh người dân sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả. Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội V♒iệt Nam, cho biết dù khám ngoại trú vượt tuyế🅠n người bệnh không được chi trả nhưng mức hưởng khi điều trị nội trú lại tăng lên. Khi điều trị nội trú vượt tuyến, nếu là tuyến trung ương, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm chi trả 40% chi phí, tăng 10% so với quy định cũ.
Tương tự với tuyến tỉnh, mức hưởng của người bệnh cũng tăng từ🍌 50% lên 60% nhưng chỉ áp dụng điều trị nội trú. Với bệnh viện tuyến huyện thì người bệnh được chi trả 70% kể cả điều trịඣ nội và ngoại trú.
Với trường hợp mắc bệnh mãn tính, cần điều trị dài ngày định kỳ, Bảo hiểm cũng tạo điều kiện cho người dân khi cho phép 47 nhóm bệnh như hen, lao, tim mạch, ung thư, bệnh nội tiết... được sử dụng giấy chu𒀰yển tuyến có giá trị một năm.
“Người bệnh chỉ ♛cần chuyển tuyến một lần và sau đó được khám định kỳ theo lịch của bác sĩ suốt năm không cần xin giấy chuyển tuyến mới (trước chỉ có 5-7 nhóm bệnh). Đây là cơ chế rất mở, tạo điệu kiện tối đa cho người bệnh”, ông Sơn nói.
Bên cạnh đó, ông Sơn cũng lưu ý, các cơ sở khám chữa bệnh không phải là bệnh viện như: phòng khám đa khoa ♓độc lập, bệnh xá, trung tâm y tế… không thực hiện khám chữa bệnh trái tuyến. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi, người dân nếu thấy khám ở phòng khám đa khoa tư nhân thuận lợi thì nên đăng ký khám chữa ban đầu tại đó. Như thế người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm thanh toán 100% thay vì được hưởng 70% như trước nay.
“Đây là một quyౠ định mở tạo điều kiện cho người bệnh lựa chọn. Bệnh nhân không nên đến khám trái tuyến, vượt tuyến vì vừa không được chi trả lại vừa phải chi trả nhiều hơn giá của bảo hiểm y tế”, ông Sơn khuyến cáo.
Nam Phương