Sáng 10/10, Bác sĩ Huỳnh Mi🌺nh Chín, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương, trao giấy ra viện cho cô gái.
Nữ bệnh nhân được xác định nguồn lây từ người bạn ng🌟ụ tỉnh Đồng Nai nên cách ly điều trị từ ngày 23/9 tạ🌌i Trung tâm Y tế TP Tân Uyên. Trong thời gian này, cô được uống thuốc và chăm sóc theo phác đồ của Bộ Y tế.
Hiện, ngành y tế tiếp tục điều trị nam bệnh nhân đậu mùa khỉ ở꧟ TP Thuận An, sức♔ khỏe của người này tiến triển tốt.
Ngoài Bình Dương, TP HCM ghi nhận 13 ca mắc, trong đó 11 ca🎐 nội địa, chưa rõ nguồn lây, từ đầu năm đến nay.
Các bác sĩ cho rằng không nên lo lắng quá mức bởi đậu mùa khỉ không dễ lây lan ra cộng đồng, chỉ dễ lây trên một số nhóm nguy cơ như đồng tính nam, song giới, người có nhiều bạn tình, không bả🌟o vệ bằng bao cao su...
Bệnh có cách lây gần giống HIV do tiếp xúc, cọ sát với mụn nước, quan hệ tình dục với người đang mắc, song sẽ tự thải trừ hoàn toàn virus và nhanh khỏi nếu bệnh nhân có miễn෴ dịch tốt.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây lo ngại trên toàn cầu, dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất vào ngày 11/5. Trước đó, ngày 23/7/2022, WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, x꧑ếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Dù vậy, chuyên gia vẫn khuyến cáo người dân cảnh giác chủ động phòng ngừa tích cực nếu thuộc nhóm ꦦnguy cơ cao và 🐲tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng nghi ngờ.
Người có triệu chứng nghi ngờ như phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu khác như sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược... Người này cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục, đồng thời liên hệ cơ sở y tế để 💟được theo dõi, tư vấn kịp thời.
Phước Tuấn