Chiều 31/8, ThS.BS Trần Thị Thanh Thủy, Khoa Gây mê - Hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Dược T🦩P HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng bệnh nhân đã hồi phục nhanh hơn moꦬng đợi bởi trước khi mổ, anh bị suy tim nặng.
"Anh rất cố gắng, nói rằng muốn ăn nhiều thứ, cảm thấy mình khỏe và có thể chạy bộ được, sẵn sàng về nhà", bá♊c sĩ Thủy kể.
Người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim từ năm 2021, khi đó chức năng co bóp của cơ tim chỉ còn 18%. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 và điều kiện🌳 chẩn đoán chưa đầy đủ tại bệnh viện cơ sở, anh không thểꦓ đi khám và tiếp cận các phương tiện chẩn đoán chính xác.
Từ tháng 7/2023, kh𒐪i triệu chứng khó thở ngày càng nặng, bệnh nhân tìm đến Bệnh viện Đại học Y Dược. Tại đây, các bác sĩ xác định rõ tình trạng bệnh, đồng thời phát hiện người bệnh 🐟có nhóm máu Rh âm tính - là nhóm máu hiếm gặp.
Sau quá trình điều trị, tình trạng khó thở được cải thiện, người bệnh đăng ký vào danh sách chờ ghép tim. Ca phẫu thuật được thực hiện đêm 24/8. Người hiến tạng là 🐲nam thanh niên 32 tuổi, chết não tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. Tim của anh được chuyển vào Bệnh viện Y Dược TP HCM, còn gan, thận, giác mạc ghép cho 5 bệnh nhân kꩵhác tại Hà Nội, cùng ngày.
Ghép mô, tạng là phương pháp điều trị cuối cùng đối với người ꦓmắc bệnh hiểm nghèo do mô tạng bị suy giảm chức năngꦕ và không hồi phục như suy thận mạn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc...
Tính đến đầu năm nay, sau 32 năm ghép tạng và 14 năm lấy tạng từ người cho chết não, các bệnh viện cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép. Hiện, gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép, chủ yếu là♉ bệnh nhân chờ ghép thận và gan.
Đây là trường hợp ghép tim đầu tiên của Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cũng là ca lấy - ghép mô tạng đầu tiên do Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thực hiện, cùng sự phối 🌼hợp của các chuyên gia Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội).
Mỹ Ý