Bác sĩ Lâm và ê kíp khẩn cấp đặt nam bệnh nhân nằm thấp đầu, cho thở oxy, đồng thời làm hàng loạt biệꦍn pháp cấp cứu, cầm máu. Tình trạng xuất huyết sau đó ꦡtạm thời được kiểm soát, song bệnh nhân vẫn rất nguy kịch.
Người đàn ông này được chuyển viện từ Bà Rịa - Vũng Tàu, bị tái sốc lần hai trên cơ địa thừa cân. Ở tuyến dưới ông♚ đã sốc sâu, tổn thương gan, thận. Dù được điều trị tích cực, tình trạng bệnh vẫn tiến triển phức tạp, phải lọc máu liên tục, đặt nội khí quản thở máy và truyền bù chế phẩm máu.
Ông là trường hợp nặng nhất trong 7 ca sốt xuất huꦏyết đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn (ICU) của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Người bệnh ở đâ🍒y thuộc nhóm rất nguy kịch, thường hôn mê, phụ thuộc sự sống vào các thiết bị sinh tồn và cần nhân viên y tế chăm sóc toàn diện.
"Chúng tôi phải chạy đua♕ với thời gian để cứu người bệnh", bác sĩ Lâm, song vẫn có 8 trường hợp không qua khỏi. Ba tuần nay số ca sốc sốt xuất huyết và tái sốc nặ🎃ng phải vào ICU tăng gấp ba lần so với trước, khoảng 6-7 người mỗi ngày, khiến y bác sĩ quá tải.
Số ca sốt xuất huy🌟ết tại TP HCM tăng nhanh từ giữa tháng 4, bằng đỉnh đợt dịch năm 2019 và gấp 117 lần so với cùng kỳ năm ngoái, kéo theo số ca bệnh nặng và tử vong tăng. Hiện, tổng số ca tích lũy là 16.0🌟57 - nhiều nhất cả nước.
Tình trạng bệnh nhân sốt xuất huyết trong 7 năm qua
Đồ họa: Hoàng Khánh
Không chỉ ở khoa ICU, hơn nửa Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cũng đang trong tình trạng quá tải vì bệnh nhân sốt xuất huyết nặng nhập vꦬiện dồn dập. Như k𓃲hoa Nội A, 58 giường san sát nhau, tràn ra cả hành lang đã đầy bệnh nhân. Họ thuộc nhóm có nguy cơ chuyển nặng cao, phải được nhân viên y tế cùng người nhà theo dõi sát diễn tiến.
Trong chiều 21/6 có đến 5 ca khó thở, đau bụng, bứt rứt, tụt huyết áp, vã mồ hôi... khiến hơn 10 y bác sĩ tại đây phải tất bật như con thoi để xử t🧸rí, cho truyền dịch, thở oxy qua gọng mũi...
Bác sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc, cho biết bệnh viện là tuyến cuối về điều trị các bệnh truyền nhiễm tại miền Nam, q♌uy mô 550 giường, nhưng có tới 306 ca sốt xuất huyết đang điều trị (chiếm hơn 55% tổng giường bệnh), 44 ca bệnh nặng (khoảng 14%). Trung bình mỗi ngày có 200-300 người mắc♑ sốt xuất huyết đến khám, 50-60 trường hợp phải nhập viện.
"Điều đáng lo ngại nhất là nhiều người đến khám muộn, khi đã xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng như lờ đờ, đau bụng, nôn ói nhiều, xuất huyết... khiến nhân viên y tế phải cực nhọc hơn rất nhiều trong điều trị", ông Hùng nói. Đồng thời, số l🎃ượng người nhà và bệnh nhân tăng cũng khiến áp ꦡlực lên hạ tầng, an ninh trật tự và chất lượng phục vụ.
Nhiều ca sốt suất huyết nặng dồn dập nhập viện đang là tình hình chung của một số cơ sở y tế tại TP HCM hiện nay. Khoa ICU của Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện có 4 trẻ. Nghiêm trọng nhất là bé trai 8 tuổi, ngụ Hóc Môn, khi nhập viện đãꦫ rơi vào nguy kịch. Bé suy tim mạch, suy đa tạng, suy hô hấp, rối loạn đông máu. Bệnh nhi phải thở máy, lọc máu kéo dài hơn một tháng mới "thoát cửa tử", phục ꦫhồi dần chức năng các tạng.
Tính đến ngày 9/6 có 4.400 bệnh nhi đến khám mắc sốt xuất huy🍃ết và hơn 1.400 ca phải nhập viện, cao gấp 1,5-2 lần so với cùng kỳ năm ngoái🦂. Đặc biệt, số ca bị sốc và tử vong tăng gấp 5 lần.
Tương tự, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết đơn vị cũng đang quá tải vì sốt xuất huyết. Khoa Nhiễm đã kín giường với 55 bệnh nhân, 11 ca nặng đang được điều trị trong ICU. Ngoài ra, hàng trăm bệnh nhi nh🍨ẹ đến khám và điều trị ngoại trú mỗi ngày.
Mặc dù vậy, các bệnh viện cho rằng vẫn kiểm soát được tình trạng quá tải, những trường hợp có chỉ định nhập viện đều được tiếp nhận. Hiện, dịch bệnh chưa đạt đỉnh, dự đoán số ca mắc mới sẽ tăng nên các bệnh viện đã kê thêm giường ở hành lang, hoặc chuyển ca sốt xuất huyết tới điều trị tại các khoa ít bệnh nhân; thuốc và chế phẩm máu đã được ch🐓uẩn bị đầy đủ. Riêng Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, vì số ca nhập viện và nặng tăng đột biến, thiếu một số loại cao phân tử nhưng các 🔯bác sĩ đã thay thế bằng thuốc khác.
Sốt xuất huyết là dịch bệnh lưu hành hàng năm, số ca mắc tăng nhiều vào mùa mưa. Năm nay miền Nam mưa sớm, trùng với chu kỳ (3-4 năm một lần) bùng dịch của sốt xuất huyết nên ca bệnh tăng cao. Trong bối cảnh này, TP HCM đặt nhiệm vụ phòng chống dịch là quan trọng nên đã đổi tên cơ quan phòng chống Covid-19 tại các quận huyện thành Ban chỉ đạo phòng chống dịch, tập trung vào sốt xuất huyết.
Thư Anh