Trả lời:
Hóa chất điều𒉰 trị ung thư có tác dụng phụ khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ diễn tiến nặng nếu mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó, nhiều chuyên gia y tế đã khuyến cáo bệnh nhân ung thư tiê🎐m nhiều loại vaccine phòng bệnh. Một vaccine cần ưu tiên tiêm là cúm, phế cầu và thủy đậu.
Trong đó, cúm có thể tự khỏi đối với người khỏe mạnh tuy nhiên lại nguy hiểm với người có hệ miễn dịch suy yếu. Cúm có thể khiến các bệnh đang mắc diễn tiến nặng hơn. Các biến chứng thường gặp là viêm phổi, viêm phế quản, viêm cơ tim, co gi🅘ật...
Phế cầu là tác nhân gây viêm phổi hàng đầu ở trẻ nhỏ, người già, người có h꧙ệ miễn dịch suy yếu. Mắc phế cầu có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Phế cầu còn đặc trưng bởi tính bội nhiễm và kháng kháng sinh, khiến việc điều trị trở nên khó khăn nếu không may mắc phải.
Người trưởng thành khi mắc thủy đậu có tỷ lệ biến chứng cao hơn trẻ nhỏ. Biến chứng thường gặp♏ gồm viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp tính... Virus có thể tồn tại nhiều năm trong các hạch thần kinh sau khi khỏi, tái hoạt động khi sức đề kháng yếu gây bệnh Zona thần kinh. Người bệnh mắc Zona có thể bị rối loạn cảm giác da, giảm thị lực, tổn thương mắt, liệt một phần cơ mặt, nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, đột quỵ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo để tiêm vaccine phòng các bệnh có nguy cơ gây biến chứng như: vaccine ngừa viêm màng não do mô cầu; vaccine ngừa sởi - quai bị - rubella, bạch hầu - ho gà - uốn ván... Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị để được chỉ định thời gian tiêm và loại vaccinꦫe phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ.
ThS Nguyễn Diệu Thúy
Chuyên viên y khoa, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC