Trong các video ngắn trên mạng xã hội Douyin, Lương Triều Vỹ tiết lộ ô🐈ng mắc chứng lo âu xã hội, chia sẻ suy nghĩ và cách bản thân kiểm soát tình trạng này.
"Tôi không đặc biệt, đôi lúc tô꧅i sẽ mơ màng 🅺và giấu mình ở đâu đó. Tôi không giỏi diễn đạt bằng lời nói, khi gặp ai đó lần đầu, tôi cảm thấy hụt hẫng vì có quá nhiều người", ông nói thêm.
Để vượt qua chứng âu lo xã hội, đặc biệt là trước ống kính, nam diễn viên thường mỉm cười, vẫy tay và làm động tác trái tim. Căn bệnh này được cho là xuất phát từ tuổi thơ không trọn vẹn khi Lương Triều Vũ lớn lên trong gia đình đổ vỡ, bố mẹ thường xuyên cãi vã, ngườ🦹i cha say xỉn.
Rối loạn lo âu xã hội, còn gọi là ám ảnh xã hội, chỉ nỗi sợ hãi lâu dài, áp đảo đối với các tình huống phải giao tiếp với nhiều người. Đây là vấn đề phổ biến, thường bắt đầu trong những năm thiếu niên, ảnh hưởng lớn đến cuộc💫 sống. Đối với một số người, tình trạng này biến mất hoặc thuyên giảm khi họ lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, ở những người khác, chứng sợ xã hội💜 không kết thúc nếu chưa được điều trị.
Chứng sợ xã hội khác với tính cách nhút nhát, dè dặt. Đây là nỗi🐬 sợ không biến mất, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, sự tự tin, các mối quan hệ, công việc và học tập. Người mắc chứng ♛sợ xã hội lo lắng, khủng hoảng quá mức trước, trong và sau tình huống phải giao tiếp.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các biểu hiện của lo âu xã hội là lo lắng về các hoạt động thường ngày, chẳng hạn gặp người lạ, bắt chuyện, nói chuyện💎 điện thoại, làm việc hoặc mua sắm. Người mắc bện🍌h này cũng cảm thấy khó khăn khi làm việc dưới sự quan sát, theo dõi của người khác. Họ sợ bị chỉ trích, tránh giao tiếp bằng mắt và thiếu tự tin. Họ thường cảm thấy buồn nôn, đổ mồ hôi, run rẩy, đánh trống ngực, lên cơn hoảng loạn chỉ trong vài phút.
Nếu có các biểu hiện trên, chuyên gia khuyến nghị đến gặp bác sĩ, đặc biệt khi triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống. Các bác 🧸sĩ thường chẩn đoán dựa trên cảm xúc, hành vi và triệu chứng, tìm hiểu sự lo lắng của người bệnh trong từng tình huống xã hội cụ thể.
Theo NHS, người có triệu chứng âu lo xã hội nên cố gắng tìm hiểu thêm về tình trạng của mình, bằng cách suy nghĩ hoặc viết ra những gì diễn ra trong đầu, cách cư xử trong một số tình huống nhất định. Người bệnh có thể thử một số kỹ 🧔thuật thư giãn, chẳng hạn tập 🐽thở để giảm căng thẳng, chia các tình huống khó khăn thành các phần nhỏ và cố gắng cảm thấy thoải mái hơn với từng phần.
Phương pháp điều trị chứng âu lo xã hội là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), giúp xác định các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực, từ đó thay đổi chúng. Người bệnh có thể thực hiện điều này với nhà trị liệu, trong một nhóm hoặc với cha mẹ, người giám hộ. Một số bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc chống trầm cảm, thường là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), chẳng hạn như escitalopram hoặc sertraline. Tuy nhiên, chúng thường chống chỉ định cho༒ trẻ em và thanh thiếu niên.
Thục Linh (Theo Asia One, NHS)