Tại châu Âu, số ca mắc bệnh sởi năm 2023 là hơn 300.000, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại Tây Thái Bình Dương, số ca m♛ắc tăng 255%🀅 từ năm 2022 đến năm 2023.
Trong khi đó, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm Việt Nam ghi nhận 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành pဣhố từ đầu năm đến nay. Hiện nước tꦐa không có ổ dịch. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng tình trạng gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc.
"Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi các trong những năm gần đây là yếu tố 𝓰nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh, bao gồm sởi", đại diện🔯 Bộ Y tế nói, hôm 19/3.
Do đó, để giảm nguy cơ bùng phát bệnh sởi trong thời෴ gian tới, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay🌼 khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.
Tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các nhóm thuộc Chương trình TCMR, trong đó tiêm vaccine sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vaccine sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi. Đồng thời rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ thuộc Chương trình TCMR chưa được tiêm, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng. Người dân được kཧhuyến cáo đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Sởi là loại virus lan mạn💝h qua không khí, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Theo WHO, trẻ có thể phòng tránh bệnh bằng cách tiêm hai liều vaccine. Kể từ năm 2000, các chiến dịch tiêm chủng đã ngăn ngừa được 50 triệu ca tử vong.
Lê Nga