Theo ꦐbác sĩ Thọ, trong 🦄tháng 3, toàn thành phố có 309 ca bệnh, tăng gấp hai lần so với tháng 2. Nhiều quận huyện số ca bệnh tăng gấp 3 lần.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện mỗi ngàyꦿ có từ 60 đến 70 trẻ phải vào v𝐆iện điều trị, hầu hết đều ở thể nặng, một số bé nguy kịch phải cấp cứu do biến chứng thần kinh.
Tình hình cũng xảy ra tương tự tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, khi mỗi ngày có đến hơn 30 cháu phải lưu viện để được theo dõi. Khoảng 10% trong số đó có biểu hiện co giật. Lượng bệnh nhi sống tại TP HCM đến hai bệnh viện này điều tr🔜ị chiếm 30-50%.
Điều tra dịch tễ cho thấy số ca bệnh do virus EV 71 gây biến chứng thần kinh chiếm 50%. Do đó nhiều bé nhập viện trong tình trạng nguy kịch và đã có ba ca tử🥃 vong.
Nổi bóng nước là một trong những biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Ảnh: Thiên Chương. |
Trước tình hình dịch bệnh còn có thể kéo dài đến hết tháng 5, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo tất cả các quận huyện hướng dẫn vệ sinh và khử khuẩ🐟n, đặc biệt cho những gia đình có trẻ dưới 3 tuổi và phát chloramin B cho các hộ gia đình này.
Đối với trường mầm non, dứt khoát không🌠 để trẻ bệnh đến trường và hướng dẫn nhà trường khử khuẩn theo đúng quy trình. Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các trung tâm y tế dự phòng các quận/huyện phải khẩn trương xử lý khi phát hiện có ca bệnh tại các khu dân cư tập thể.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và thường gây biến chứng ở bé dưới 2 tuổi. 𝓰Biểu hiện ban đầu là sốt, sau đó nổi bóng nước ở mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng.
Để phòng bệnh, phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống của trẻ. Khi bé có biểu h🎀iện trên kèm lờ đờ, gồng cứng, mắt trợn ngược, khóc quấy liên tục, thì phải đưa ngay đến bệnh viện để được thăm khám.
Thiên Chương