Tôi chọn các chuỗi cửa hàng có tiếng, cốt để no bụng và an toàn, tránh gặp phải sự cố gì ảnh hưởng đến công việc. Dù sao các thương hiệu lớn vẫn có quy trình chuyên nghiệp, đào tạ🍨o nhân viên bài bản, hơn nữa họ chịu khó đầuꦉ tư trang thiết bị tốt để có chất lượng sản phẩm cao nhất.
Tôi chưa bao giờ nghĩ đồ ăn nhanh là ngon. Nhưng với bánh mì Việt Nam - đã vang danh khắp năm châu ♒- tôi không thể phủ nhận là vừa ngon, vừa no, siêu nhanh, lại rẻ. Nhưng để chọn được một chuỗi bánh mì an toàn là rất khó. Bánh mì đã phổ biến đến độ, ai cũng có thể mở một quầy nhỏ để kinh doanh. Bánh mì tiện lợi đến mức, ai cũng dễ dàng gọi một ổ cho qua bữa. Dễ làm, dễ được chấp nhận khiến ổ bánh mì cũng dễ lọt qua mọi quy chuẩn giám sát về an toàn thực phẩm.
Năm 2017, lần đầu tiên đặt chân đến Đài Loan, tôi được bạn đưa đi thăm khắp các khu chợ quanh Đài Bắc. Có một cái chợ nổi tiếng đắt đỏ, được giữ lại do nó là một phần của văn hóa và ký ức. Nhưng chính quyền địa phương yêu cầu quây kín bằng cửa kính, bật điều hòa cung cấp khí lạnh trong toàn bộ khu chợ để đảm bảo an toàn cho thực phẩm. Chợ đã đắt càng trở nên đắt đỏ hơn. Bạn cứ tưởng tượng chợ Thanh Hà hay ♕chợ Hàng Bè mà quây vào, trang bị hệ thống làm lạnh như vậy thì sẽ tốn kém đến mức nào.
Việt Nam đang phát triển, các chuỗi cửa hàng siêu thị cũng mọc lên rất nhanh. Nhưng thói quen mua thực phẩm sống ở chợ mỗi ngày vẫn còn đó như một nét văn hóa, lối sống hay thói quen. Một ngày, người nội trợ có thể ra chợ🌃 vài lần chứ không chịu đi chợ mỗi tuần một lần như ở các nước phát triển.
Tôi luôn lăn tăn liệu mua nguyên liệu ở chợ có an toàn hay không? Phần lớn chúng ta vẫn mua thực phẩm từ các khu chợ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm🃏 khuẩn hoặc nhiệt độ không đảm bảo. Chủ các cửa hàng bán bánh mì cũng vẫn mua thực phẩm ở các khu chợ dân sinh mà không có đủ kiểm chứng về an toàn thực phẩm. Nhiệt độ mùa hè lên đến 35-40 độ C, thịt được phơi giữa trời rồi vẫn nghiễm nhiên trở thành thực phẩm trong gia đình hoặc quán ăn thì rõ ràng là khó tránh được ngộ độc. Bạn có thể nói: chúng tôi vẫn sống như v🌊ậy bao năm qua có sao đâu? Thực ra là "chưa sao", chứ không phải "không sao".
Từ đầu năm đến nay, nhiều vụ ngộ độc bánh mì đã xảy ra. Mới đây, ít nhất 530 người được xác định bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Băng ở TP Long Khánh, Đồng Nai từ hôm 30/4.𒀰 Các cuộc kiểm tra ban đầu cho thấy, các bệnh nhân có nhiễm khuẩn E.coli, nhiễm trùng đường ruột. Nguyên liệu của cửa hàng Băng được mua từ chợ và các sơ sở nhỏ lẻ.
"Pate được chế biến, nấu ngay hiên nhà; còn đồ chua ngọt thì sơ chế ở vòi nước gần tủ cấp đông trong nhà. Các thau được rửa sạch sẽ, tuy nhiên chúng tôi chưa phân loại thau đựng đồ chín, đồ sống riêng biệt", chồng của người chủ cửa hàng nói như thế.
Nhà chức trách đang yêu cầu xuất trình giấy mua hàng đầu vào để truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Chuyện này đã quen thuộc với các đầu bếp chuyên nghiệp làm việc ở nhà hàng.ꦦ Các bước kiểm tra về sổ sách lưu mẫu thực phẩm cũng như giấy tờ liên quan, hoặc đơn giản nhất là công năng của bếp, diễn ra thường xuyên. Một mớ rau cho nhân viên ăn mà không có nguồn gốc rõ ràng cũng có thể bị phạt.
Cùng một quy trìn🔯h đưa thực phẩm đến miệng khách hàng, nhưng những tiêu chí cơ bản như vậy khôn൲g thể thực hiện nổi ở các cơ sở kinh doanh tự phát.
Khi khách hàng bị ngộ độc bởi ăn bánh mì mà phần nhân đã nhiễm khuẩn, việ🗹c truy xuất nguồn gốc chả khác nào mò kim đáy bể.
Các cửa hàng bánh mì kinh doanh nhỏ ở Việt Nam đa🍸ng hàng ngày cung ứng đồ ăn nhanh cho cả người địa phương lẫn du khách nước ngoài.
Người địa phương khó tính trong khẩu vị, nhưng nhìn chung xuề xòa, ham rẻ, không chú trọng về bảo quản, bao bì... Du khách nước ngoài thì cởi mở, cũng chẳng biết hương vị truyền thống là gì nên có thể thoải mái sáng tạo. Họ có chút kỹ tính về khâu vệ sinh, nhưng lạ nước lạ cái, cũng chẳng d𒈔ám đòi hỏi gì nhiều. Chấp nhận ăn, rủi thì nhập 🥂viện.
Thực khách, d🍰ễ dãi với thức ăn đưa vào miệng ඣlà mở đường cho họa vào thân.
Nhà quản lý, dễ dãi với những hộ kinh doanh cá thể, là coi thường sức khỏe và an toàn tính mạng của ngườꦉi dân hàng ngày.
Những cửa hàng như Băng, được xác định là nhỏ lẻ, nhưng bán ra tới hơn 1.100 ổ bánh mỗi ngày. Các thau đựng đồ chín, đồ sống chưa được phân loạ✨i riêng biệt. Một ngày nào đó, nhân viên chỉ cần lãng đãng bỏ nhầm đồ chín vào thau đồ sống, là tới cả nghìn ngưꦬời có nguy cơ nhập viện. Hậu quả như vậy có còn là nhỏ lẻ?
Không thể ngồi tặc lưỡi với nhau mãi rằng: rất khó kiểm soát các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ; rất khó đòi hỏi họꦐ trang bị đủ điều kiện vật chất và kiến thức chuyên môn. Nhưng khó cũng phải làm. Khi một vài người bỗng mang trách nhiệm phục vụ tới cả nghìn người mỗi ngày, ♛họ tự nhiên gây tác động lớn tới cộng đồng.
Những người này, nếu không có đủ khả năng và𝓀 kiến thức, phải bị ngăn 🧔chặn để tránh gây hậu quả xấu cho xã hội.
Nguyễn Mạnh Hùng