"Giám đốc thường dành 80% lo cho chuyên môn, 20% lo cho đấu thầu, nhưng thời gian vừa qua thì ngược lại", TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang, nói tại Hội thảo nâng cao năng lực quản lý bệnh viện 2023 được Sở Y tế Hà Nội tꦦổ chức ngày 25/8. Hội thảo kết nối trực tuyến 300 điểm cầu đến các đơn vị y tế toàn miền Bắc, thảo luận luật Đấu thầu và♔ những quy định trong đấu thầu mua sắm thuốc, thiết bị y tế.
Hàng loạt băn khoăn được lãnh đạo sở y tế các tỉnh, giám đốc các bệnh viện công đưa ra, trong đó thách thức lớn nhất là "xá🤪c định giá đúng khi mua sắm thiết bị y tế, bởi không biết giá mua sắm được căn cứ trên tiêu chí nào", trước bối cảnh nhiều vụ việc mua sắm, định giá thiết bị y tế trong bệnh viện được cơ quan chức năng xác định cao hơn giá trị thực.
Ông💎 Thường ví dụ việc mua sắm hiện áp dụng theo Thông tư 14/2023 của Bộ Y tế, nhưng văn bản này không phân nhóm thiết bị. Trong khi trang thiết bị ở các hãng sản xuất khác nhau, tiêu chí cũng đa dạng, cần phải phân nhóm để bệnh viện lựa chọn khi đấu thầu. Do vướng mắc, các cơ sở vẫn gặp nhiều khó khăn trong đấu thầu, mua sắm, đặc biệt là trách nhiệm giải trình về xác định giá phù hợp. Trong năm 2022, Bệnh viện đa khoa Đức Giang được tiếp 13 đoàn thanh tra, kiểm tra🗹.
Tương tự, Giám đốc🐼 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh, cho biết các bệnh viện q♈uan tâm làm sao mua hàng hóa với giá hợp lý và đạt chất lượng mong muốn mà không vi phạm.
"Khó 🔯nhất hiện nay là giám đốc các bệnh viện không thể biết hết các loại giá của hàng hóa đấu thầu tập trung, chủ yếu các loại giá này được trình từ các các phòng, ban cấp dưới. Khi giá hàng hóa mua sắm đấu thầu tập trung đắt, các ♌giám đốc bệnh viện phải giải trình", PGS Ánh nói.
Theo ông Ánh, hiện các cơ quan 𒐪quản lý đã công khai khung giá khám bệnh, song "cần ban hành cả khung giá máy móc, trang thiết bị y tế cụ thể và mỗi năm cập nhật lại về giá". Từ đó, các bệnh viện có thể căn cứ mức giá đã công bố, để mua sản phẩm phù hợp với khả năng tài chไính và nhu cầu.
TS Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng nhìn nhận thời gian qua các bệnh viện gặp nhiều khó khăn về mua sắm đầu thầu, đặc biệt là về giá. Các đơn vị mong muốn Bộ Y tế có các chính sách, văn bản ban hành rõ ràng, dễ hiểu để thực thi. Hiện, các bệnh viện chưa có tiêu chí về tình huống cấp bách, vì vậy cũng cần hướng dẫn cụ thể như thế nào là tình huống cấ♔p bách để các cơ sở được mua sắm theo hình thức chỉ định thầu.
Trước những băn khoăn của lãnh đạo các bệnh viện công, ông Hoàng Cương, Trưởng phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết để có giá phù hợp khi đấu thầu mua sắm trang thiết bị, các bệnh viện hiện thực hiện theo Thông tư 14/2023 của 🧜Bộ Y tế. Nhưng thông tư này chỉ áp dụng h﷽ết ngày 31/12, sau đó sẽ thực hiện theo các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi.
"Các bệnh viಞện không nên quá băn khoăn về giá khi làm giá kế hoạch mua sắm trang thiết bị, vì đó chỉ là dự trù kinh phí. Quan trọng là quy trình thầu phải minh bạch, công khai, cạnh tranh thực sự, thì sẽ có giá đúng", ông Cương nói.
Từ giữa năm 2022, nhiều bệnh viện không mua được máy móc và hóa chất xét nghiệm, do các vướng mắc trong công tác đấu thầu, mua sắm. Chính phủ sau đó đã liên tiếp ban hành Nghị định 07 và Nghị quyết 30 (có hiệu lực thi hành ngay) cho phép bệnh viện thí điểm một số cơ chế mới mua sắm. Bộ Y tế cũng bỏ quy định khi đấu thầu thuốc "giá kế hoạch không được cao hơn giá trúng thầu cao nhất trước đó" (giá trần) - tháo gỡ vướng mắc, giải quyết tình trạng đang thiếu thuốc trầm trọng. Tuy nhiên, hiện chưa có khung gꦓiá về trang thiết bị y tế, máy móc cụ thể, nên các bệnh viện gặp khó trong việc xác định giá đúng,🥃 gây khó khăn, e dè khi mua sắm bởi "mua giá cao sợ phải giải trình".
Lê Nga