Ca ghép được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp tiến hành hôm 6/6, với sự hỗ trợ của bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Bảy ngày sau, chức năng thận ghép đã phục hồi h🎀oàn toàn, 🍸bệnh nhân có thể tự đi lại, tự vệ sinh cá nhân, tiểu tiện bình thường và ăn ngon miệng hơn trước.
Hiện anh Đàn hoàn toàn tỉnh táo, mọi chỉ số sinh tồn ổn định, quả thận ghép hoạt động bình thường. C🐲ác bác sĩ đánh giá ca phẫu thuật t🍃hành công, dự kiến bệnh nhân ra viện ngày 16/6.
Anh Đàn bị teo một bên thận từ nhỏ, đến nay suy thận giai đoạn cuối, hơn một năm qua chạy thận nhân tạo lọc máu chu kỳ ba lần một tuần. Anh Đạt cho biết em trai gầy gò, thường đau đớn đến ngất đi mỗi lần chạy thận. "Một bên thận của em tôi bị teo từ nhỏ, bên còn lại cũng suy thì sống làm sao được nên tôi quyết định cho em một quả thậ✃n", anh Đạt nói.
Điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình anh Đàn lên kế hoạch bán đất để lấy tiền lên Hà Nội phẫu thuật ghép thận. "Trong lúc đang thu xếp việc bán đất thì tôi nghe tin Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp triển 🥀khai ghép t𒅌hận nên đăng ký ngay", anh Đàn nói. Xét nghiệm cho thấy các chỉ số của anh em tương đồng, phù hợp cho và nhận ghép thận.
Đây là cặp ghép thận đầu tiên tiến hành tại Hải Phòng. Bác sĩ Đỗ Mạnh Thắng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cho biết, năm 2005 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã thực hiện thành công một ca ghép thận tự thân, tức cắt thận ra xử lý tổn thương rồi ghép lại cho chính bệnh nhân đó. Tuy nhiên nguồn tạng ở Hải Phòng gầ🌄n như không có, điều kiện về cơ sở vật chất và con người chưa đáp ứng với kỹ thuật ghép thận nên đến nay mới thực hiện được cặp ghép thận (tức lấy thận từ người hiến ghép cho người nhận).
Để chuẩn bị, từ năm 2021, bệnh viện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm trang thiết bị và cử 50 y bác sĩ đến Bệnh viện Việt Đức đào tạo kỹ thuật ghép thận. Bác sĩ Thắng cho biết sau thành công của ca ghép thận đầu tiên này, bệnh viện sẽ triển khai ngay nhữꦅng cặp ghép tiếp theo.
"Chúng tôi sẽ cố gắng nhanh chóng hoàn thiện các quy trình để ghép thận trở thành kỹ thuật thường quy tại bệnh viện", bác sĩ Thắng nói. Bệnh viện cũng thành lập quỹ hỗ trợ ghép tạng, kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ kinh phí giúp người bệnh giảm chi phí điều trị, thêm🤪 nhiều người có cơ hội được ghép thận cũng như ghép tạng nói chung.
Kể từ ca ghép thận đầu tiên tại Việt Nam vào 30 năm trước, hiện ghép thận trở thành kỹ thuật thường quy tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước, với hơn 1.000 ca thành công.
Lê Tân