Sở Y tế TP HCM ngày 28/4 cho biết Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp cam kết trước ngày 7/5 sẽ bàn giao 6 hệ thống xạ trị gi💎a tốc phục vụ người bệnh xạ ꧟trị trong ngày. Khu pha chế thuốc tập trung và 100 giường điều trị trong ngày phục vụ người bệnh hóa trị, cũng bàn giao trong thời gian này.
Kế đến, các trang thiết bị chẩn đoán như CT mô phỏng, CT Scanner, MRI, PET-CT, SPECT-CT, SPECT và khu nội soi sẽ hoạt động để phục vụ bệnh nhân ♎tái khám theo hẹn sau thời gian xuất viện. Bệnh viện cũng hoàn thiện khu kiểm soát nhiễm khuẩn, khu nội soi, khoa y học hạt nhân, hệ thống khí trung tâm.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết bệnh viện cơ sở 1 bắt đầu đưa ngꦍười bệnh ngoại trú của khối nội từ các tỉnh và TP Thủ Đức về cơ sở 2 để điều trị và hóa t🐻rị trong ngày. Lượng bệnh nhân này chiếm khoảng 80% số đang điều trị tại bệnh viện. Cơ sở 1 dành cho bệnh nhân của các quận, huyện còn lại của thành phố.
Ban Quản lý dự án đang cùng bệnh viện làm việc với Công an TP Thủ Đức để thông qua phươn🌊g án phòng cháy chữa cháy trước ngày 10/5, hoàn tất các hạng mục để đưa toàn bộ khu điều trị nội trú🗹 và khối phòng mổ vào hoạt động trong tháng 6.
Theo bác sĩ Dũng, bệnh viện đã sẵn sàng nhân sự, các quy trình chuyên môn và quy trình chuyển nguồn bệnh n♑hân đang điều trị trong ngày sang cơ sở mới𓆉 khi các hạng mục được bàn giao. Hiện, mỗi ngày bệnh viện cơ sở cũ tiếp nhận trung bình 1.000 lượt bệnh nhân đến điều trị trong ngày, trong đó có khoảng 200 lượt xạ trị và 400 lượt hóa trị.
Bệnh viện đã chuẩn bị đủ nguồn nhân lực phục vụ tại cơ sở 2 với 1.350 người, gồm 297 bác sĩ, 650 điều dưỡng, 40 dược sĩ, 120 kỹ thuật viên và các nhân viên hành chính hỗ trợ. Số lượng này đạt chu꧃ẩn nhân lực của bệnh viện hạng một, tức 1,35 nhân lực cho một giường bệnh nội trú.
Đa số nhân viên là người có thâm niên làm việc nhiều năm, được điều chuyển từ cơ sở cũ, trong đó có nhiều chuyên gia đầu ngành. Từ năm 2014 đến nay, bệnh viện tuyển thêm 500 người mới, đã và đang được đào tạo chuyên khoa, đảm bảo chất l🗹ượng khám chữa bệnh ung bướu.
Sở Y tế TP HCM nhận định trong khi chờ bàn giao khu điều trị nội trú, việc đưa khu điều trị trong ngày thuộc Khoa Khám bệnh ở cơ sở mới hoạt độn𓄧g là một nhu cầu cấp thiết, giúp giải quyết tình trạng quá tải hàng chục năm qua tại khu khám bệnh cơ sở cũ.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng yêu cầu các đơn vị làm việc với Bảo hiểm xã hội TP HCM, hꦡỗ trợ bệnh viện ở giai đ𝔉oạn mới hình thành nhằm đảm bảo các quyền lợi của người bệnh bảo hiểm y tế đến khám, điều trị.
Khi đi vào hoạt động toàn bộ, nơi đây sẽ là cơ sở chính chịu trách nhiệm khám, chẩn đoán và tiếp nhận điều trị nội trú tất cả bệnh nhân ung bướu, thay thế bệnh viện cơ sở 1. Khi đó, tại địa điểm cũ, thành phố sẽ xây dựng Trung tâm chuyên tầm soát sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh bằng công nghệ cao, phục vụ nhu cầu ꧙ngày càng cao của người dân và khách du lịch y tế. Đây cũng là một trong những hoạt động trọng tâm của kế hoạch xây dựng thành phố trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á.
Bệnh viện Ung bướu TP HCM cơ sở 2 xây dựng năm 2016 trên khu đất rộng 5,6 ha tại phường Tân Phú, TP Thủ Đức, cách trung tâm thành phố hơn 2🔥0 km. Tòa nhà gồm 10 tầng và hai hầm với tổng mức vốn đầu tư là 5.845 tỷ đồng.
Từ tháng 10/2020, cơ sở bắt đầu tiếp nhận người đến khám chữa bệnh. Bệnh viện quy mô 1.000 giường cùng nhiều máy móc hiện đại, mục tiêu trở thành trung tâm điều trị ung thư hiện đại ở miền Nam. Sau hơn nửa năm hoạt động, nơi đây vẫn khá vắng vẻ, hiện mỗi ngày chỉ khoảng 80 𝓰người đến khám chữa bệnh, trong khi cơ 𒈔sở này có thiết kế, vật chất và trang thiết bị đủ đáp ứng 4.000-5.000 bệnh nhân đến khám.