Chiến dịch tiêm chủng của Bhutan được khởi động ngày 27/3, trùng với ngày tốt lành theo Phꦏật giáo. 7 ngày s♑au, hơn 85% người trưởng thành đủ điều kiện tiêm tại Bhutan đã nhận được liều vaccine đầu tiên.
Đến ngày 8/4, chưa đầy ba tuần sau khi tiến hành chiến dị🌞ch tiêm chủng, 472.139 người Bhutan trong độ tuổi 18-104, chiếm 93% người trưởng thành ở nước này, đã được tiêm vaccine Covid-19, theo Bộ Y tế Bhutan. Họ đang hối thúc 7% số người còn lại đi tiêm chủng để hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine Covid-19.
Về tổng thể, khoảng 64% trong tổng số 735.553 dân Bhutan đã được tiêm phòng vaccine Covid-19, theo số liệu AP công bố hôm 12/4. Đây là tỷ lệ cao thứ hai thế giới, chỉ sau quần đảo Seychelles, nơi đã tiêm chủng cho 66% trong tổng cộng gần 100.000 ⛦dân.
Giới chức y tế Bhutan cho hay liều vaccine Covid-19 thứ hai sẽ được tiêm sau 8-12 tuần. Họ đã nhận được 550.000 liều vaccine của AstraZeneca, thuộc hai lô hàng gi𒁃ao hồi tháng 1 và tháng 3 từ Ấn Độ.
"Dựa trên tỷ lệ lây nhiễm của Covid-19, chúng tôi cần trên 70% dân số được tiêm chủng để đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng. Với sự ủng hộ nhiệt tình của toàn thể người dân Bhutan, chúng tôi sẽ trở thành một trong những quốc gia đầu tiên hoàn thành mục tiêu đó", Thủ tướng Bhutan Lotay Tsheไring cho biết trong một tuyên bố.
Vaccine Covid-19 đã được phân phối đến hơn 1.200 địa điểm trên toàn quốc 💛bằng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh từng được sử dụng trong các chi𝔉ến dịch tiêm chủng trước đó.
Bộ Y tế Bhutan cho biết gần 3.300 nhân viên y tế và 4.400 tình nguy🗹ện viên đã được triển khai khắp cả nước để hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng. Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck cho hay sẽ chỉ tiêm vaccine sau khi toàn🌜 bộ người dân đủ điều kiện tại đất nước được tiêm.
Tính đến ngày 12/4, Bhutan đã ghi nhận 921 ca nhiễm nCoV và một trường hợp tử vong. Giới chức y tế cho biết những biện pháp hạn chế nhằm phòng chống đại dịch sẽ không thay đổi, đến khi đất nước hoàn 🌼thành mục tiêu tiêm liều vaccine thứ hai ít nhất hai tuần, dự kiến trong 2-3 tháng tới.
Ánh Ngọc (Theo NPR)