Memnon là cặp tượng đá khổng lồ nằm ở bờ tây sông Nile, đối diện thành phố hiện đại bậc nhất Ai Cập – Luxor. Hai pho tượng cao khoảng 18 m, được cho là đại diện Pharaoh Amenhotep III, người trị vì Ai Cập 3.400 năm trước. Ảnh: Dan Kit.
Memnon là cặp tượng đá khổng lồ nằm ở bờ tây sông Nile, đối diện thành phố hiện đại bậc nhất Ai Cập – Luxor. Hai pho tượng cao khoảng 18 m, được cho là đại diện Pharaoh Amenhotep III, người trị vì Ai Cập 3.400 năm trước. Ảnh: Dan Kit.
Hai bức tượng được tạc trong tư thế ngồi, hai tay đặt trên đầu gối còn gương mặt hướng về phía sông Nile. Ban đầu, pho tượng đứng ở vị trí gác cổng của ngôi đền Amenhotep – một kiến trúc khổng lồ xây dựng trong thời đại Pharaoh, nơi Hoàng đế được tôn thờ như vị thần tối cao. Tuy nhiên, do lũ lụt từ sông Nile mà phần móng của bức tượng dần bị bào mòn. Các Pharaoh đời sau vì thế buộc phải phá hủy ngôi đền và tái sử dụng các khối đá cho những công trình khác. Dù vậy, bất chấp sự bào mòn của thời gian qua hàng ngàn năm, hai bức tượng đá gần như vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Son of Groucho.
Hai bức tượng được tạc trong tư thế ngồi, hai tay đặt trên đầu gối còn gương mặt hướng về phía sông Nile. Ban đầu, pho tượng đứng ở vị trí gác cổng của ngôi đền Amenhotep – một kiến trúc khổng lồ xây dựng trong thời đại Pharaoh, nơi Hoàng đế được tôn thờ như vị thần tối cao. Tuy nhiên, do lũ lụt từ sông Nile mà phần móng của bức tượng dần bị bào mòn. Các Pharaoh đời sau vì thế buộc phải phá hủy ngôi đền và tái sử dụng các khối đá cho những công trình khác. Dù vậy, bất chấp sự bào mòn của thời gian qua hàng ngàn năm, hai bức tượng đá gần như vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Son of Groucho.
Có một truyền thuyết thú vị đằng sau hai bức tượng Memnon. Năm 27 TCN, một trận động đất lớn xảy ra đã phá hủy pho tượng phía bắc, khiến nó bị sụp đổ từ phần thắt lưng trở xuống và nứt nửa thân dưới. Kể từ lần đó, bức tượng bắt đầu phát ra những âm thanh kỳ lạ, thường vào lúc bình mình. Do sự gia tăng nhiệt độ khiến sương bay hơi, luồn qua các kẽ nứt tạo thành âm thanh như tiếng hát. Thời điểm ấy, du khách từ Hy Lạp và La Mã đổ dồn về đây để được tận mắt chiêm ngưỡng và lắng nghe. Ảnh: Wikimedia.
Có một truyền thuyết thú vị đằng sau hai bức tượng Memnon. Năm 27 TCN, một trận động đất lớn xảy ra đã phá hủy pho tượng phía bắc, khiến nó bị sụp đổ từ phần thắt lưng trở xuống và nứt nửa thân dưới. Kể từ lần đó, bức tượng bắt đầu phát ra những âm thanh kỳ lạ, thường vào lúc bình mình. Do sự gia tăng nhiệt độ khiến sương bay hơi, luồn qua các kẽ nứt tạo thành âm thanh như tiếng hát. Thời điểm ấy, du khách từ Hy Lạp và La Mã đổ dồn về đây để được tận mắt chiêm ngưỡng và lắng nghe. Ảnh: Wikimedia.
Memnon là tên tượng đá, cũng là tên một vị vua của Ethiopia, người đứng đầu quân đội bảo vệ thành Troy và cuối cùng chết dưới tay Achilles. Theo truyền thuyết, Memnon là con trai của Eos, nữ thần bình minh. Sau cái chết của ông, nữ thần đã rơi nước mắt vào mỗi sáng sớm như tiếng khóc than cho đứa con trai xấu số. Chính vì thế, nhiều du khách đã nhầm lẫn đây là tượng vua Memnon, chứ không phải tượng Pharaoh cổ đại. Ảnh: Flickr.
Memnon là tên tượng đá, cũng là tên một vị vua của Ethiopia, người đứng đầu quân đội bảo vệ thành Troy và cuối cùng chết dưới tay Achilles. Theo truyền thuyết, Memnon là con trai của Eos, nữ thần bình minh. Sau cái chết của ông, nữ thần đã rơi nước mắt vào mỗi sáng sớm như tiếng khóc than cho đứa con trai xấu số. Chính vì thế, nhiều du khách đã nhầm lẫn đây là tượng vua Memnon, chứ không phải tượng Pharaoh cổ đại. Ảnh: Flickr.
Theo sách cổ, âm thanh bức tượng phát ra giống như tiếng gió. Tuy nhiên nhiều du khách Hy Lạp lại ví như “chuỗi âm thanh của đàn lia”, người khác lại mô tả giống như tiếng sáo. Ảnh: Unknown.
Theo sách cổ, âm thanh bức tượng phát ra giống như tiếng gió. Tuy nhiên nhiều du khách Hy Lạp lại ví như “chuỗi âm thanh của đàn lia”, người khác lại mô tả giống như tiếng sáo. Ảnh: Unknown.
Trong suốt 2 thế kỷ, cặp tượng đá biết hát đã mang đến hàng nghìn du khách từ những vùng đất xa xôi, trong đó có nhiều vị hoàng đế La Mã. Nhiều dòng chữ khắc lại bên trái bức tượng khẳng định họ nghe thấy âm thanh kỳ lạ. Nhiều văn tự vẫn còn đọc được cho tới ngày nay. Ảnh: Ben Tubby.
Trong suốt 2 thế kỷ, cặp tượng đá biết hát đã mang đến hàng nghìn du khách từ những vùng đất xa xôi, trong đó có nhiều vị hoàng đế La Mã. Nhiều dòng chữ khắc lại bên trái bức tượng khẳng định họ nghe thấy âm thanh kỳ lạ. Nhiều văn tự vẫn còn đọc được cho tới ngày nay. Ảnh: Ben Tubby.
Năm 199, Hoàng đế La Mã Septimius Severus đã cho sửa chữa và trùng tu hai bức tượng. Từ đó, tượng Memnon không còn cất tiếng hát nhưng vẫn là điểm đến thu hút du khách có mong muốn tìm hiểu về một Ai Cập huy hoàng trong quá khứ. Ảnh: zolakoma.
Năm 199, Hoàng đế La Mã Septimius Severus đã cho sửa chữa và trùng tu hai bức tượng. Từ đó, tượng Memnon không còn cất tiếng hát nhưng vẫn là điểm đến thu hút du khách có mong muốn tìm hiểu về một Ai Cập huy hoàng trong quá khứ. Ảnh: zolakoma.
- Nghĩa trang nơi người sống sinh hoạt cù🍸ng người 🦩chết ở Ai Cập
- Du khách leo ♔đỉnh☂ Kim tự tháp bị cấm đến Ai Cập suốt đời
Hải Thu