Myanmar vốn nổi tiếng với các tín đồ hành hương với nhiều đền, chꦑùa thiêng. Riêng tại Bagan có♍ tới hơn 2.000 ngôi đền cổ. Người dân ví von khi đặt chân đến Bagan rằng: muốn thấy sự duyên dáng hãy đến đền Ananda, muốn thấy sự cao cả thì đến đền Thatbyinnyu, còn nếu muốn thấy sự hoành tráng thì ghé đền Dhammayangyi.
Đền Ananda
Kiệt tác này được biết đến là ngôi đền tốt nhất, lớn nhất, được bảo🅠 tồn tốt nhất và được tôn kính nhất trong các ngôi đền ở Bagan. Đền được xây vào khoảng năm 1105 bởi vua Kyanzittha. Trong trận động đất năm 1975, Ananda bị hư hại đáng kể nhưng đã khôi phục hoàn toàn.
Truyền thuyết nổi tiếng nhất về ngôi đền là vào một ngày nọ, có 8 nhà sư đến cung điện của nhà vua Kyanzittha để khất thực, nói rằng họ từng sống trong đền hang Nandamula trên dãy Himalaya. Nhà vua bị cuốn hút bởi các câu chuyện và mời họ vào cung điện. Với quyền năng thiền định, các nhà sư đã cho vua thấy khung cảnh thần thoại nơi họ đến. Nhà vua bị choáng ngợp và mong muốn xây dựng một ngôi đền ở giữa vùng đồng bằng🦩 Bagan. Sau khi đền xây xong, nhà vua đã ra phán quyết xử tử các nhà sư, để đảm bảo ngôi đền trở thành độc nhất.
Ananda được mệnh danh là ngôi đền đẹp nhất ở Bagan có 4 tượng Phật lớn bằng vàng đặt ở 4 hướng. Trong đó tượng Đức Phật ở phía nam (Phật🌳 ca diếp) được giới thiệu rằng khi tiến đến Đức Phật để cầu nguyện, hãy luôn mỉm cười để lòng được thanh thản. Bốn Đức Phật dựng ở bốn hướng là những Đức Phật đã đạt được cõi Niết bàn.
Lễ hội đền Ananda diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng Pyatho (thường là từ tháng 12 đến tháng 1, theo Âm lịch). Trước đại dịch, lễ hội thu hút hàng nghìn người d🌊ân địa phương và khách du lịch g✱hé thăm. Có khoảng 1.000 nhà sư tụng kinh cả ngày lẫn đêm trong 3 ngày diễn ra lễ hội.
Đền Dhammayangyi
Được vua Narathu xây dựng năm 1170, đền Dhammayangyi là ngôi đền rộng lớn nhất Bagan, có dáng kim tự tháp sáu tầng. Có lẽ, vua Narathu không thể ngờ rằng côn🐭g trình vĩ đại hứa hẹn nhiều bất ngờ này lại không bao giờ được hoàn 𝕴tất. Ba năm sau khi lên ngôi, ông đã bị sát hại. Công trình cũng bị ngừng thi công rồi bỏ hoang từ đó nhưng vẫn là một đại diện độc đáo trong quần thể Bagan cổ, cũng như lịch sử phát triển hệ thống đền tháp tại khu vực này.
Truyền thuyết kể rằng vua Narathu đã giế✨t cha và anh trai để chiếm ngôi. Có lẽ vì lo tạo nghiệp xấu nên ông đã cho xây đền cúng dường cho Phật. Xây đền được cho là cách mà nhà vua thể hiện sự ăn năn, sám hối cho ꦡtội ác trước đây của mình.
Người dân Myanmar vẫn truyền tai nhau, vua Narathu rất hà khắc, ông sẵn sàng chặt tay bất cứ nhân công nào nếu công việc xây dựng đền không hoàn hảo, các viên gạch phải được đặt khít vào 🎀nhau đến mức một cây đinh không thể xuyên qua. Ngày nay, bên trong ngôi đền đã bị bịt kín mít không rõ lý do.
Đền Thatbyinnyu
Được xây dựng vào giữa thế kỷ 12, đền Thatbyinnyu được coi là ngôi đền cao nhất tại Bagan. Đền Thatbyinnyu do vua Sithu I của Vương triều Pagan (Bagan). Theo sử sách, đây là lần xây dựng ngôi đền lớn thứ hai của nhà vua sau đền Shwegugyi và ngài tặng "những chiếc thuyền chở hồng ngọc" ch🦂o cả hai ngôi đền.
Nhìn bề ngoài, đền Thatbyinnyu đồ sộ, quét vôi trắng, trông giống như một tu viện Thiên chúa giáo thời Phục Hưng ở châu Âu. Bên trong đền có các dãy hành lang dài, bố trí các bàn thờ với tượng Phật nhiều tư thế và hình d🍌áng khác 🦋nhau, nhưng tất cả đều được dát vàng lấp lánh.
Tương truyền, đền Thatbyinnyu là kho tàng b𓆉ích họa của nghệ thuật Phật giáo Myanmar, nhưng trong những đợt trùng tu, người ta đã quét vôi trắng lên tường, làm mất hết các bức họa quý giá.
Chùa Kyaikhtiyo
Chùa còn có tên gọi khác là Chùa Đá Vàng, nằm trên một tảng đá khổng lồ. Điều đặc biệt là tảng đá này chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Với phần lớn khách hành hương, đặt chân đến là một giấc mơ, và vượt qua hành trình gian khổ lên đỉnh núi là một đặc ân. Nhiều tín đồ tới đây niệm Phật, mang thêm những lá vàng để dát vào 🍬tảng đá thần kỳ.
Nhìn thoáng qua, nhiều người có cảm tưở🐲ng hòn đá sẽ lăn xuống vực bất kỳ lúc nào. Tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài nên Đá Vàng có thể nằm vững chãi trên vách núi.
Anh Minh (Theo Atlas)