🎶Tôi lấy chồng thành phố, gia đình anh khá giả hơn nhà tôi rất nhiều. Gia đình chồng có ba chị em dâu, tôi là dâu út nhưng lại là dâu nghèo nhất. Về làm dâu rồi có bầu, tôi không phụ giúp gì được cha mẹ chồng. Bố mẹ tôi cũng không có nhiều quà biếu thông gia nên tôi luôn bị ba mẹ chồng ghét, làm khó. Cũng là một việc như vậy nhưng tôi bị ba mẹ chồng chửi còn hai chị dâu tôi thì không.
♛Hơn 3 năm làm dâu, tôi luôn cố gắng chịu đựng, sống hòa đồng vì tôi nghĩ dù nghèo nhưng tôi vẫn có công ăn việc làm chứ không xin ai, mặc dù tôi không có nhiều tiền cho ba mẹ nhưng không có nghĩa là trong tương lai tôi không có tiền ... Rồi cũng vì chồng tôi thương và hiểu nên anh cũng an ủi động viên.
Tuy nhiên, nếu cứ sống thế này, nghe những câu chửi vô lí, cái sự ghét bỏ của ba mẹ chồng vì nghèo thì không biết tôi có thể chịu được bao lâu... Xin hãy cho tôi lời khuyên tôi. (Lương)
Chào bạn
♐ Cuộc sống của người con gái khi lấy chồng thì phải “nhập gia tùy tục”, nguyên tắc này vẫn đúng muôn thuở. Tùy vào gia đình nhà chồng mà có cách ứng xử khôn khéo để từ đó tạo đà đi lên cho tương lai. Nếu không “nhập gia tùy tục” thì tự nàng dâu đã tách mình ra khỏi nhà chồng, trở nên đối lập và đố kỵ. Đây là vấn đề các cô dâu mới về nhà chồng cần lưu ý nếu không sẽ ngày một khó hơn.
🍸 Trường hợp của bạn có nói đến ba chị em dâu, bạn là dâu út và nghèo nhất, vì cha mẹ bạn cũng nghèo nên bạn thấy bị phân biệt và cho đó là khổ… có lẽ có chút suy nghĩ tiêu cực. Bạn thấy đấy, “về làm dâu rồi có bầu nên không phụ giúp gì cha mẹ chồng” là một nguyên nhân. Có thể bạn suy nghĩ “mọi người phải thương mình vì mình có bầu”, nhưng tình thương phải được xây dựng qua hành vi cụ thể như sự chăm chỉ, lo toan... của cô dâu, chứ không thể có tình thương tự nhiên đến.
Mặt khác, bạn cho là “cha mẹ bạn không có nhiều quà biếu thông gia nên bạn luôn bị ba mẹ chồng ghét, làm khó” cũng là cách suy đoán sai lầm. Thực chất, câu chuyện làm dâu của bạn chưa phải rơi vào hoàn cảnh “cay nghiệt” của mẹ chồng. Bạn lại đi so sánh với hai chị dâu nên bạn lại càng tự làm khổ mình. Tình cảm của ba mẹ chồng đối với ai thế nào thì người đó hưởng và cũng có lý do của nó. ꦺNếu thực sự ba mẹ hai chị dâu nhà giàu nên được ba mẹ chồng thương thì nhà mình nghèo chưa được thương cũng là tất yếu do hoàn cảnh. Bạn không nên so sánh mà cứ làm tròn bổn phận “dâu út” và luôn kính trọng ba mẹ chồng, các chị dâu.
꧑ “Hơn ba năm làm dâu, bạn luôn cố gắng chịu đựng, sống hòa đồng vì bạn nghĩ dù nghèo nhưng bạn vẫn có công ăn việc làm chứ không xin ai, mặc dù bạn không có nhiều tiền cho ba mẹ nhưng không có nghĩa là trong tương lai bạn không có tiền …” , suy nghĩ này của bạn là một sai lầm. Tại sao lại cố chịu đựng mà không nghĩ hoàn cảnh của mình đến đâu thì mình sống đến đấy, và sai lầm nữa khi bạn nghĩ “trong tương lai bạn sẽ có tiền …” để giải quyết cái gì? Bạn tính lúc đó có tiền sẽ “trả thù” hôm nay sao? Chồng bạn hiểu và yêu thương bạn là hạnh phúc, còn đối xử với ba mẹ chồng đòi hỏi tự nguyện tự giác hơn là tiền của.
🅠 Bạn hãy thông qua người chồng để tỏ tình cảm chân thành của cô dâu nghèo có hiếu với ba mẹ chồng, việc quý người giàu là việc của ba mẹ, còn việc có hiếu của cô dâu út là việc của bạn. Bạn cần chăm sóc ba mẹ chồng tốt hơn để bù lại những ngày mang bầu, nuôi em bé chưa làm được. Đồng thời tôn trọng hai chị dâu, tránh sự đố kỵ.
Chúc bạn nghị lực.
GS.TS. Vũ Gia Hiền
Hội Khoa học Tâm lý & Giáo dục TP HCM