Chiều 6/5, đọc bản luận tội sau hơn một ngày xét xử, đại diện VKSND Hà Nội đề nghị TAND Hà Nội phạt Trần Ngọc Ánh, Phó tổng giám đốc Nhật Cường, 15-16 năm tù về tội Buôn lậu.
Cùng tội danh, VKS đề nghị phạt: Đỗ Quốc Huy (Giám đốc Bán hàng Công ty Nhật Cường) 13-14 năm, Nông Văn Lư (nhân viên Công ty Nhật Cường) 9-10; Hoàng Văn Phong (Trưởng ngành hàng Apple Công ty Nhật Cường), Bùi Quốc Việt (nhân viên Công ty Nhật Cường), Trần Tất Khoa (Giám đốc Công ty Nhật Cường tại Quảng Châu, Trung Quốc), Lê Hoài Phương (nhân viên Công ty Nhật Cường Quảng Châu), Ngô Tuấn Sửu (Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Thanh Sơn) cùng 7-8 năm; Nguyễn Bảo Trung 12-13, Ngô Đức Tùng 3-4, Phạm Văn Hiệp 12-13 và Đỗ Văn Dũng 7-8 năm.
Nguyễn Thị Bích Hằng (Kế toán trưởng công ty Nhật Cường) bị đề nghị 4-5 năm tù về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Bảo Ngọc (Giám đốc tài chính) 9-10 năm về tội Buôn lậu; 5-6 năm về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp 14-16 năm.
VKS đánh giá Tổng giám đốc 𝔉Nhật Cường Bùi Quang Huy giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ án nhưng đã bỏ trốn. Ánh giữ vai trò phạm tội sau Huy trong hành vi buôn lậu.
Tự bào chữa trong chừng 15 phút sau đó, 14 bị cáo đều cho rằng mức án đề nghị quá nặng. Bị cáo Trần Ngọc Ánh nói "hơi sốc" khi là người bị đề nghị mức phạt cao nhấ🔥t. Việc cáo buộc ông biết rõ Nhật Cường buôn lậu nhưng vẫn thực hiện là không đúng.
Bị cáo giải thích, Nhật Cường cũng nhiều lần bị xử phạt hành chính ꧃và tịch thu sản phẩm do hàng hóa không chứng từ. Ánh khi đó thắc mắc thì được ông chủ Huy giải thích là "không sao", "ai sợ thì nghỉ việc".
"🐻Cần công việc và tiền, bị cáo tiếp tục làm. Đến tháng 9/2018, khi một lô điện thoại di động của Nhật Cường bị bắt ở sân ba🎃y Nội Bài, bị cáo mới biết việc công ty đang làm là buôn lậu. Bị cáo gặp Bùi Quang Huy xin nghỉ việc nhưng được níu lại để giúp công ty rút dần ra khỏi mảng kinh doanh này, hỗ trợ hơn 500 nhân sự không mất việc làm", Ánh nói và cho rằng trình bày vậy để thấy rằng không phải cố tình phạm tội.
Giám đốc tài chính Nguyễn Bảo Ngọc tự bào chữa chỉ là người làm công, mức án đề nghị quá cao vì bị cáo đã rất ăn năn hối lỗi và hỗ trợ tích cực giúp cơ quan điều tra trích xuất dữ liệu trong vụ án. Ngọc cũng đề nghị toà xem lại tội Vi phạm quy định kế toán do không phải ng🔯ười thực hành, không quản lý sổ sách🐭 kế toán.
Theo luận tội của VKS, năm 2014, Bùi Quang Huy chỉ đạo lập h𓆏ai hệ thống để theo dõi hoạt động kinh doanh. Nhiều dữ liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận,... chỉ được cập nhật trên phần mềm nội bộ ERP để theo dõi, không đưa vào phần mềm MISA để làm báo cáo thuế. Hành vi lập hai hệ thống trên của Huy đã bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản, vốn hoạt động thực tế của Nhật Cường, gây thiệt hại cho nhà nước gần 30 tỷ đồng.
Huy là chủ mưu, cầm đầu, còn Ngọc và Hằng là người thực hành. Ngoài ra, Huy còn bị cáo buộc mua 2.502 đơn hàng với 254.364 sản phẩm của nh♑iều chủ hàng tại Mỹ, UAE, Singapore, Hong Kong. Công ty này không nhập khẩu điện thoại qua đường chính ngạch mà chi 72,9 tỷ đồng để thuê 9 đường dây vận chuyển 𓆏hàng hoá trái phép từ Hong Kong về Việt Nam. Tổng trị giá hàng hoá và chi phí tiền công vận chuyển hơn 3.000 tỷ đồng, thu lợi hơn 221 tỷ đồng.
Liên quan vụ án, Cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và vợ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên nhờ điều tra viên Bộ Công an nắm thông tin về hướng điều tra. Ông Chung sau đó nhận 6 tài liệu mật về vụ án nên tháng 12/2020 bị phạt 5 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.