Trước khi đứng đơn tố cáo sai phạm của Tổng giám đốc Trần Văn Khánh, ông Long đã trăn trở rất nhiều. Ông tự hỏi, liệu có ai tin và ủng hộ việc làm của mình? Cuộc sống của gia đình sẽ ra sao nhỡ ông bị trù dập, đuổi việc?..💃. Nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ, ông vẫn quyết đưa phải đưa toàn bộ sự việc ra ánh sáng, sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Khi biết cách khai thác thông tin từ hệ thống máy tính nội bộ của Tổng công ty, đọc những bản báo cáo, xem các số liệu kinh doanh... với kinh nghiệm của người từng nhiều năm làm kế toán, ông giật mình bởi số tiền thất thoát, thua lỗ là quá lớn. Nhưng để chứng minh điều trên là đúng, ông bắt đầu thu thập tài liệu. Một số đồng nghiệp biết việc làm của ông đã âm thầm ủng hộ. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ không dám lộ diện. Mọi giao dịch tài liệu được thực hiện kín đáo như thời "chiến tranh". Hai bên trao đổi, ra ám hiệu rất ngắn gọn qua điện thoại. Họ tranh thủ lúc nghỉ buổi🦩 trưa, hay cuối giờ làm đi ra những địa điểm xa cơ quan để đưa cho ông, thậm chí đứng ở ngã tư tiếp cận ông bí mật, trao tài liệu rồi đi ngay. Có khi hai người đi xe máy cùng chiều, trao vội vàng mà không cần nói câu gì.
Sau khi củng cố tài liệu vững chắc, tháng 4/2007, lá đơn đầu tiên tố cáo về sai phạm của lãnh đạo được ông Long gửi đi tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Không nhận được hồi âm từ cơ quan chủ quản, gần một tháng sau, ông "phát đơn" đi tới rất nhiều cơ quan chức năng từ Bộ Công an, Quốc hội tới Thanh tra Chính phủ... ꦑ"Phần lớn các đoàn đại biểu Quốc hội đã phản hồi cho tôi biết rằng họ nhận được đơn và đã chuyển tới cơ quan chức năng để giải quyết", ông cho biết.
"Tổ𓆉ng giám đốc K💫hánh gọi tôi vào phòng, rút một phong bì vừa to, vừa dày nói: "Chú cầm lấy để mua cổ phiếu", vì lúc đó đơn vị đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu trong nội bộ nhân viên". Tôi đã thẳng thừng khoác tay từ chối", ông Long cho biết.
Trong thời gian tố cáo tiêu cực, ông Long từ người giữ nhiều cương vị quan trọng của Tổng công ty đã bị đưa🃏 ra khỏi phòng kế toán, 🐽rút các chức danh lãnh đạo xuống làm nhân viên Ban kiểm soát. Một ban mà chỉ có mình ông làm việc, không trưởng ban, hầu như chẳng được giao việc gì.
Tiếp sau đó,🎐 ông Long liên tục nhận được một số người gọi điện thoại tự xưng là công an, nhà báo đề nghị cung cấp tư liệu. "Tôi cẩn thận gọi điện thoại kiểm tra nơi họ công táಌc thì được biết tại đây không có ai tên, chức vụ là vậy, nên đã không bị mắc lừa những kẻ mạo danh hòng moi thông tin từ phía tôi", ông cho hay.
Nhớ lại những ngày "kinh khủng" đã qua, ông cho biết, thời gian đó điện thoại cố định của nhà ông liên tục nh༺ận được những cú điện thoại nặc danh đe dọa, nhiều lúc phải bảo vợ con ở nhà rút dây nguồn để khỏi bị làm phiền. Bản thân ông 🌼phải liên tục thay đổi số điện thoại di động do bị khủng bố tinh thần. Đến bây giờ với ông, "tác giả" của những việc này vẫn còn là ẩn số.
Nhưng tro♔ng cuộc chiến chống tiêu cực, ông Long không đơn độc, sau lưng ông luôn có gia đình và người vợ hiền ủng hộ. "Dù sức khỏe kh🎶ông tốt, nhưng nhiều đêm bà ấy vẫn cố gắng thức để đọc lại lá đơn của tôi", ông Long nói.
Ngày 30/11/2007 khi nghe tin Tổng giám đốc bị bắt để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Long đã lặng người. Ông tâm sự: "Tôi không ngờ sự việc lại diễn biến nghiêm trọng thế. Tôi chỉ đề nghị miễn nhiệm cương vị của lãnh đạo, chứ việc ông Khánh bị bắt, thực tâm tôi không ngờ tới💖". Trong lúc cơ quan điều tra làm các thủ tục bắt giữ, khám xét tổng giám đốc Khánh tại phòng làm việc, 🧸ông Long lặng lẽ ra khỏi phòng.
Tháng 12/2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao, đề nghị truy tố 3 cựu quan chức của Tổng công ty Mía đường II về tội lạm dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, gồm: ông Lê Minh Diện (61 tuổi, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc), Nguyễn Cao Hùng (53 tuổi, phó tổng giám đốc), Đỗ Hải Triều (57 tuổi, chánh Văn phòng Tổng công ty). |
Khác với ông Long, sau khi tố cáo tiêu cực, công việc tại cơ quan vẫn ổn định, bà Phạm Thị Hồng Hoa (nguyên kế toán trưởng Tổng công ty Mía đường II) đã bị cho nghỉ việc. Năm 2006, khi phát hiện nhiều sai phạm và yếu kém trong quản lý doanh nghiệp của Ban lãnh đạo, bà Hoa đã gửi đơn tới cơ quan chức năng. Chỉ trong 3 ngày, bà bị cách chức kế toán trưởng, chuyển xuống làm nhân viên, rồi cuối cùng là cho nghỉ việc. Lúc này, đồng nghiệp xung quanh không ai dám nói chuyện với bà, bị cô lập trong chính doanh nghiệp từng gắn bó hơn hai chục năm công tác... Tinh thần bà Hoa suy sụp nghiêm trọng nhưng vẫn quyết tâ𒅌m đấu tranh đến cùng. Có những đêm bà thức trắng viết đơn để kịp sáng hôm sau gửi nhanh ra các cơ quan chức năng ở Hà Nội.
Nhưng rồi những nỗ lực của bà Hoa cũng được ghi nhận. Ngày 18/3, cùng với ông Long, bà trở thành một trong 10 cá nhân tiêu biểu được Văn phòng Ban chỉ 𓃲đạo phòng chống tham nhũng tuyên dương. Nhưng tới lúc này, sau hơn hai năm rưỡi bị gạt ra khỏi công ty, mọi chế độ của bà vẫn chưa được giải quyết.
♉"Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi của mình, hơn nữa mới chỉ một trong 7 vụ việc tố cáo sai phạm bị xử lý", người phụ nữ bé nhỏ nhưng tràn đầy quyết tâm đấu tranh chống tiêu cực cho hay.
Hoàng Khuê