Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu trong tình trạng thủng phổi, suy hô hấp, hôm 23/5. Bác sĩ Nguyễn Thanh Huy, Khoa Ngoại tổng hợp, cho biết: "Ca bệnh hy hữu vì bệnh nhân không ch🐻ỉ bị thủng phổi gây tràn khí và tràn máu màng phổi, mà còn nhiễm độc do chất độc từ đuôi cá đuối dẫn đến suy hô hấp và ý thức lơ mơ, tiên lượng xấu".
Bác sĩ xác định một đoạn đuôi cá đuối dài khoảng 3,5 cm với nhiều gai nhọn găm trong phổi bệnh nhân. Ê kíp Gây mê hồi sức và Khoa Ngoại tổng hợp cân nhắc phương án phẫu thuật lấy dị vật𓆏. Kíp gây mê phải đảm bảo làm xẹp phổi chứa dị vật để kíp phẫu t🍌huật xử trí rút đuôi cá trong khi vẫn thông khí bình thường ở phổi lành. Bệnh nhân bị suy hô hấp do nhiễm độc, do đó các biến chứng như thiếu oxy máu, tụt huyết áp đột ngột, loạn nhịp tim nguy cơ xảy ra cao hơn so với các trường hợp khác.
Trong hơn ha𝕴i giờ phẫu thuật, toàn bộ đuôi cá được rút ra khỏi phổi người bệnh. Hơn nửa ngày sau mổ, bệnh nhân vượt nguy kịch, được rútꦦ ống nội khí quản ngay trong đêm 24/5.
Theo Heathline, đuôi cá đuối có một hoặc nhiều gai chứa độc tố, được con cá sử dụng như cơ chế phòng vệ. Khi cá đuối cảm thấy b🐻ị đe dọa, chúng sẽ sử dụng đuôi để tấn công kẻ thù. Độc tố trong gai đuôi có thể gây đau đớn, sưng tấy, nhiễm trùng. Một số trường hợp gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy hô hấp hoặc tổn thương nội tạng.
Y văn thế๊ giới ghi nhận một số người bị cá đuối đâm thủng phꦡổi. Như Jamie Cunningham, một người New Zealand, xẹp phổi sau khi bị cá đuối đâm. Tương tự, chuyên gia động vật hoang dã nổi tiếng Steve Irwin qua đời sau khi gai cá đuối đâm vào ngực, chấn thương nghiêm trọng.
Phạm Linh