Đừng để trẻ quá quan tâm đến phong bao lì xì "nặng" hay "nhẹ". Ảnh: Thiên Chương. |
Chỉ sau khi khách ra về, dù là ngày mồng 1, lẽ ra không 🔜để trong nhà có tiếng khóc và kiêng không đánh trẻ, bố Tèo vì quá tức giận vẫn phải phát mông đứa bé mấy cái cho chừa cái tật "làm bố mẹ xấu mặt".
Còn Tèo, khi bị bố phạt đòn cậu học sinh lớp 2 ♔vẫn không ♔hiểu vì sao. Miệng cứ liên tục kêu oan rằng: "tiền của cô nhà quê thua tiền của bác Thắng".
Đưa con về quê chơi Tết với ông bà nội, chị Hoa, ở Thanh Xuân, Hà Nội cũng ngượng "chín mặt" khi đứa con gái 6 tuổi bĩu môi "mừng tuổi có mỗi 10 nghìn đồng". Bất ngờ trước tình huống này𒆙, chị Hoa lúng túng mời vị khách của bố mẹ chồng ngồi chơi, uống nước rồi v🐼ội vàng xin phép đưa con vào phòng trong.
Chị Hoa tâm sự mình cũng vô ý khi không dạy con từ trước, và cũng không để ý là con năm nay học lớp 1, đã biết phân biệt mệnh giá tiền nên mới để xảy ra tình huống dở khóc dở cười nà🌠y.
Cũng giống như chị Hoa, anh Đức, ở Từ Liêm kể, nhiều lần anh đã phải đỏ mặt vì cậu con trai cứ vô t🐼ư bóc tiền mừng tuổi trước mặt khách rồi chạy lại gần bố "kh♏oe" xem được nhiều hay được ít. Nếu được nhiều tiền thì bé mừng rối rít; chẳng may được ít, bé lại chề môi rồi ném chiếc phong bao trống xuống sàn nhà.
Còn anh Long, ở Đống Đa cho hay, chiều mùng 1 Tết, khi đang tiếp vợ chồng người bạn học cũ đến chơi, thằng bé 4 tuổi lân la đến bên cạnh khách và nói: "Chú chưa mừng tuổi cháu à" làm cả chủ và khách đều lúng túng. Vội rút ví ra tờ 50 nghìn đồng mừng tuổi, người khách đỡ lời: "Ch🐓ú quên mất, chúc cháu năm ♏mới ngoan và hay ăn chóng lớn nhé", khiến gia chủ mới đỡ ngại.
"Chúng tôi cũng vô ý khi không tâm sự và dặn dò các cháu từ trước. Rút kinh nghiệm năm sau là 🃏phải 'quán triệt' ngay từ trước Tết", anh Long phân trần.
Không so bì trước mặt khách, khi được nhận được෴ lì xì từ khách, Dũng nhà ở quận 6, TP HCM lại mở ra xem rồi nói ngay với mẹ: "Thấy chưa, bố mẹ đoán sai ꦫrồi, con nói là bác Hai lì xì 100 nghìn mà bố mẹ cứ bảo 200. Này, mẹ cất đi để cả nhà ta cùng đi du lịch".
Bịt miệng con không kịp, ngượng với khách, mẹ Dũng đẩy vội con vào n💜hà trong rồi cười chống chế với người bạn: "Không có chuyện chúng tôi đoán già đoán non gì đâu, tính thằng bé nó thế đấy. Hay phịa chuyện".
Cậu bé Hưng nhà ở quận 8, sau khi nhận được tiền mừng tuổi ngày xuân của khách, chưa kịp chúc tết lại, đã reo lên: "m🎉ừng quá, vậy là có vốn gỡ lại mấy ván thua lúc nãy". Nói xong cu cậu ù꧋ té chạy ra ngõ nơi có nhóm chơi bài đang chờ sẵn. Khách cũng chỉ biết nhìn theo không nói lời nào.
Cũng rơi vào tình huống dở khóc dở cười, chị Bích, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội kể, sáng mùng 1 Tết, vợ chồng chị♍ về quê nội ở Nam Định chúc Tết ông bà. Để 1 triệu đồng vào chiếc phong bao lì xì, chị mừng tuổi mẹ chồng.
Tưởng tiền mừng tuổi Tết là lấy lệ như mọi năm, bà để lẫn phong bao lì xì vào mấy phong bao mà bà chuẩn bị mừng tuổi khi có khách. Khi có mấy đứa trẻ hàng xóm tới chơi, bà mẹ chồꦇng rút phong bao mừng tuổi mà quên mất phong bao lì xì của cô con dâu.
Khi biết số tiền trong bao lì xì là một triệu đồng, bà tiếc của vội vàng đಌi khắp nhà mấy người khách tới chơi dù các con, cháu đã ngăn cản. Đi khắp làng trên xóm dưới, đến những người từng đến chơi nhà, bà khéo léo "trình bày" khiến cả hai bên đều cảm thấy ái ngại. Cuối cùng, bà vẫn lủi thủi đi về mà không biết chiếc phong bao một triệu đồng đã mừng lẫn cho ai.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lì xì là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết, tuy nh🎉iên tục lệ này chỉ đẹp khi được thực hiện 𓃲đúng ý nghĩa mang đến sự may mắn, thuận lợi cho người được nhận, chứ không đặt nặng giá trị vật chất.
Việc câu nệ, hơn thua tiền lì xì ở trẻ cần được phụ huynh quan tâm vì qua đó có thể giú꧟p trẻ hiểu đúng ý nghĩa của việc lì xì đồng thời giúp các cháu không có thói quen đánh giá người lớn thông qua vật chất. Một việc khác, khi con trẻ nhận được tiền lì xì dù ít hay nhiều, phụ huynh cũng không nên bàn luận vì như thế, trẻ sẽ bắt chước.
Thiên Chương - Anh Thư