Ảnh: Fotosearch.com. |
Đang cãi nhau n♏ảy lửa, nghe chồng buông câu "Mày im đi", Mai sững người. Đó là lần đầu tiên cô bị chồng gọi như thế. Còn giờ, chính cô thản nhiên xưng "tao" với⛦ chồng mỗi lần hai người cãi cọ.
Cô thợ cắt tóc 25 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nộ🌳i kể, chồng cô bình thường vốn rất yêu, chiều vợ, toàn gọi vợ bằng những cái tên trìu mến như "cún ơi", hay "vợ yêu"... Nhưng đó là chuyện một năm đầu tiên cưới. Còn sau đó, mỗi lần nổi điên lên vì ghen, nhất là có tí men trong người là anh ta sẵn sàng xả ra những tràng như "con kia", "mày"... Ban đầu, Mai cảm thấy rất sốc nhưng sau đó, cô cũng chuyển sang cùn, xưng "mày - tao" với chồng.
"Lần đầu tiên thì thấy ngượng mồm, cảm giác bẽ bàng lắm. Nhưng sau thành quen, giờ cứ hễ vợ chồng cãi nhau là cứ tự nhiên văng ra thế. Cảm giác hai đứa chẳng còn chút tôn trọng nào với nhau nữa", Mꦑai bộc bạch.
Chị Tuyến (Hà Đông, Hà Nội) vẫn nhớ mãi trận cãi vã với chồng cách đây mấy tuần. Vợ chồngꩵ chị cưới nhau được hơn 3 năm. Bình thường, hai người thường xưng hô rất tình cảm là "anh", "em" hay gọi nhau "chồng ơi", "vợ ơi". Vốn tính yếu đuối, thường cứ to tiế🌸ng với nhau được một lúc, Tuyến đã nước mắt ngắn, nước mắt dài nên ông xã cũng chẳng to tiếng được nữa.
Thế nhưng, hôm vừa rồi, hai vợ chồng bàn nhau chuyện cho con về quê chơi với ông bà nội dài ngày, Tuyến đề xuất cho con về cả quê ngoại thì bị chồng gạt đi. Tranh luận một hồi, chồng Tuyến bỗn꧃g chuyển sang giọng gay gắt, buông lời đụng chạm tới bố mẹ vợ.
Cảm thấy bị xúc phạm, Tuyến không khóc như mọi lần mà đanh mặt nhìn thẳng chồng thách thức: "Anh vừa nói gì? Anh nói lại tôi nghe xem nào". Lúc này, anh chồng cũng đã bốc hỏa lên đầu, xưng ngay "tôi" "cô" và cuộc cãi vã kết thúc bằng việc chồng Tuyến phóജng xe ra đường còn cô thì ôm mặt khóc. Chưa hết, hai người còn chiến tranh lạnh hằng tuần sau đó.
"Nghe tiếng 'cô - tôi' thấy sao mà lạnh lẽo, xa cách thế. Khi ấy, mình cảm giác hai vợ chồng như hai kẻ thù địch với n🦂hau ấy.", chị Tuyến tâm sự.
Ngược lại với những trường hợp trên, vợ chồng anh Hòa, chị Phúc (Tây Hồ, Hà Nội) lúc bình thường thì toàn gọi tên, hay xưng "cậu - tớ", "ấy ơi", t♍hậm chí vợ còn gọi chồng "ê cu", còn chồng bảo vợ là "mẹ sề" vì hai người bằng tuổi nhau. Còn những khi vợ thấy chồng gọi "em ơi, anh bảo này" hay chồng nghe vợ thủ thỉ "em muốn nói chuyện" là cả hai biết chắc sắp có cãi nhau to.
Theo chuyên gia tâm lý Hà Khanh, Tr▨ung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng, cho dù cãi nhau vì bất cứ lý do gì và ai đúng, ai sai thì vợ chồng tuyệt đối không bao giờ nên xưng hô "mày - tao" với nhau. Điều này làm cả hai cảm thấy mình không được tôn trọng, yêu thương và càng đẩy mâu thuẫn lên cao.
"Lời đã nói ra không thể lấy lại được" nên dù sau đó,🃏 hai ng♐ười có cố gắng thế nào cũng khó xóa mờ sự tổn thương do câu xưng hô kia gây ra. Ngoài ra, thường khi đã có thể nói một lần, hai lần... người ta dễ thành thói quen và cứ như vậy sẽ khiến vợ chồng trở nên coi thường nhau thực sự. Đây là một tấm gương xấu cho con cái mà không lời răn dạy nào có thể sửa chữa được.
Cách xưng hô "tôi - cô" cũng khiến cả hai cảm thấy xa lạ với nhau. Thường, người ta vẫn lý luận rằng, khi đã bực tức khi sao có thể nói năng ngọt ngào với nhau. Nhưng thực tế, trong cuộc sống vợ chồng, cãi cọ cũng cần có nghệ thuật. Nhiều cuộc đôi co kết thúc, người trong cuộc cảm thấy ức chế, thậm chí còn mang cảm giác bực bội, thù ghét bạn đời. Nhưng nếu biết cách, nhiều khi tranh cãi xong, vợ chồng lại hiể𒁏u nhau hơn, đồng thời giải quyết được vấn đề khúc mắc và cùng nhau rút kinh nghiệm trong cuộc sống chung.
Vợ chồng chị Thanh (35 tuổi) ở Mỹ Đình, Hà ꦛNội đã lấy nhau hơn 10 năm nhưng hầu như rất ít cãi nhau, nếu có giận dỗi cũng chưa hꦿết ngày đã làm hòa. Và một nguyên tắc mà vợ chồng chị luôn tuân thủ là: dù có bực bội đến đâu cũng vẫn phải xưng "anh", "em" với nhau.
Thật ra, như lời chị Thanh kể, hồi mới cưới, có lần vợ chồng bực nhau, chị tức không chịu nổi đã lớn tiếng xưng "tôi" với chồng. Lúc đó, anh nghiêm mặt lại và bảo: "Em này, em đừng xưng hô như thế với anh, nghe chướng lắm. Nếu anh cũng nói vậy, em có buồn không?". Lúc này, chị cũng thấy ngượng nhưng còn cố chống chế: "Nhưng mà không xưng thế thì cãi nhau thế nào được". Anh lại ôn tồn: "Thế thì thôi,ℱ chúng mì🅷nh đừng cãi nữa".
"Sau lần ấy, mình cảm thấy yêu và phục🥂 chồng mình l🌟ắm. Từ đó về sau, mình không bao giờ xưng hô như thế mỗi lần bực tức nữa", chị Thanh bày tỏ.
Vợ chồng chị Hà lại có cách đặc biệt hơn. Chị vốn nóng tính nên những lúc bực bội, chị không kiềm chế được mà sẵn sàng xả một tràng "tôi tôi - anh anh" hoặc "ông - tôi" với chồng. Có lần, chị đang nói thì anh nhăn mặt bảo: "Thôi, em thua rồi chị ơi, chị đừng nóng nữa, em sợ lắm" khiến chị phì cười. Thật ra, vợ chồng chị bằng tuổi nhau nhưng so tháng thì chị sinh trước anh. Hồi mới quen nhau, chị toàn bắt anh gọi mình là chị. Câu nói của anh gợi cho ▨chị nhớ lại những kỷ niệm đẹp ban đầu nên cục tức cũng bay đi đâu.
"Tất nhiên, sau đó, hai vợ chồng vẫn phải ngồi nói chuyện thẳng thắn với nhau để tìm hướng giải quyết vấn đề. Nhưng nhìn bộ mặt buồn so và nghe cách xưng hô hài hước của ông xã là mình không thể cáu được🍎 nữa và hai vợ chồng cũng bình tĩnh hơn nên dễ thông cảm với nhau. ", chị Hà nói.
Theo nhà tâm lý, khi mâu thuẫn với nhau, vợ chồng vẫn cần kiềm chế cái tôi, biết lắng nghe "nửa kia" nói và diễn đạt ý của mình một cách rõ ràng, tế nhị... Như vậy mới tránh gây sứt mẻ trong qua꧅n hệ vợ chồng sau mỗi lần xung đột. Và một nguyên tắc đầu tiên ꧙để tránh điều này chính là thể hiện sự tôn trọng nhau trong cách xưng hô.
Vương Linh