5 năm cắp val🉐i đồ nghề khắp các ngõ hẻm đi chữa cho chó mèo, bác sĩ thú y Trần Văn B📖ình (Hà Nam) gặp những ca ấn tượng mãi, không phải vì chó, mà vì chủ của chúng.
Đầu năm 2018, đang ăn cơm trưa, anh Bình nhận cuộc gọi nhờ tới cấp cứu cho chú chó bulldog ở ga xe lửa Long Biên, Hà Nội. Vì nằm lâu trong khoang hàng, chú chó bị nghẹt thở, không sống được, khách hàng nhờ ꦍbác sĩ Bình làm giả giấy tờ pháp y để bắt đền người bán. Thấy sai trái, anh từ chối, khách lại đòi kiện anh vì làm chết thú cưng có giá hơn 70 triệu đồng. Tuy nhiên, vì có người làm chứng, anh đã may mắn giải quyết được vụ việc.
Không lâu sau, vào buổi ♛chiều🉐 tan tầm, một nữ sinh đi xe máy bị xe buýt quẹt phải, bị rách mao mạch cánh tay. Đi ngang qua bắt gặp, anh Bình lập tức tới sơ cứu, khâu cầm máu cho nạn nhân rồi gọi người nhà tới. Biết anh là bác sĩ thú y, những người này mắng tới tấp vì "bác sĩ thú y mà dám chữa cho người". Tuy nhiên, cô sinh viên đã tỉnh táo đứng dậy ngăn cản.
"Thực ra đã là ngành y thì có nhiều cá🧸i tương tự nhau, nhưng ai cũng nghĩ chúng tôi chỉ biết chữa cho heo, cho gà. Dù hôm đó tôi có bị đánh què chân thì thấy người gặp nạn tôi vẫn cứu", bác sĩ trẻ cười xòa, gãi đầu nói.
Chưa gặp ca nào trái khoáy như anh Bình, nhưng bác sĩ thú y Nguyễn Đình Lộc (34 tuổi, Đống 𓃲Đa, Hà Nội) cũng phải cân não với nhiều khách hàng không mấy vui vẻ.
Cuối năm ngoái, anh đến đỡ đẻ cho một con chó m🧸anilois có giá hơn 300 triệu đồng, ở ♛cách phòng khám 15 km vào lúc 9 giờ đêm. Chó đắt tiền, chủ sốt ruột nên nói những lời áp đảo tâm lý, ngụ ý sẽ bắt đền nếu ca mổ đẻ không thành công, khiến bác sĩ e ngại vì thấy tỷ lệ sống sót của "sản phụ" không cao. May mắn sau 6 tiếng, anh cũng giúp chó mẹ sinh được 6 đứa con khỏe mạnh.
"Từ đó, trước mỗi ca khó, tôi đều làm bản cam kết chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng bị khách hàng🍌 gây khó dễ", anh cười chia sẻ.
Phòng ngừa như vậy, nhưn𝔍g anh Lộc vẫn không tránh khỏi tình huống khó đỡ. Hôm 14/3 vừa qua, anh đi chữa cho chú cún bị rớt tròng mắt tại phố Khâm Thiên, ca bệnh được đánh giá nghiêm trọng. Anh đã nối mắt thành công sau nửa tiếng. 10 ngày sau, cún mở mắt ra được nhưng bị lác, cô chủ vác thú cưng đến yêu cầu bác sĩ phải làm cho mắt... trở lại như lúc chưa bị tai nạn.
"📖Mình đắng họng không nói nên lời, đã thế khách hàng còn chê 🍸chi phí cao. Dù mình chỉ lấy viện phí rất nhỏ so với chi phí bình thường là hàng chục triệu", anh Lộc chia sẻ.
Cũng một ca đỡ đẻ hồi đầu năm, anh Lộc phải túc trực từ 5 giờ chiều đến 4 giờ sáng. Con chó thuộc dòng poodle kích thước nhỏ, lại mang thai đến 8 cún con nên khó sinh, anh đề nghị mổ🌼. Nhưng chủ nhân cương quyết yêu cầu để chó đẻ thường. Anh lục cục cả đêm còn khách hàng không thèm đoái hoài, đôi khi chỉ vọng ra hỏi chó đẻ xong chưa. Xong việc, anh Lộc đi thẳng về nhà, nói khách thanh toán sau, vì không còn sức để nói chuyện.
Làm việc tại một phòng khám thú y ở Hội An, Quảng Nam, anh Nguyễn Thanh Quang (35 tuổi) cũng lận lưng nhiều kỷ niệm từ buồn vui đến ức ✅chế với khách hàng.
"Thời điểm 2009, khi nhắc đến việc truyền nước hay đo tim cho chó, mèo, ai cũng ôm bụng cười, tưởng tôi nói chuyện tiếu lâm. Đến mãi 2014, ng๊ười ta mới bắt đầu có thói quen đến gõ cửa bác sĩ", anh nói.
Lúc mới vào nghề, anh Quang cùng đồng nghiệp đi chích ngừa cho heo. Bước vào chuồng, thấy chất thải ngập ngụa, anh nhờ người nuôi xối nước. Vừa dứt lời, anh bị dội thẳng một câu "T✨h൩ú y cũng biết dơ hả?", khiến anh chua xót.
Lần khác, một đêm mưa gió, anh Quang đang ngủ bỗng nghe tiếng đập cửa gấp gáp. Bác sĩ hốt hoảng chạy ra, áo blouse kẹt trúng cạnh bàn rách toạt, ngã bong♏ gân tay. Thì ra, khách hàng say xỉn, nhớ chú chó đang điều trị tại đây nên muốn gặp. "Thôi thì mở cửa cho họ vào, khách hơi hồn nhiên nhưng dù sao cũng vì thương thú cưng của mình", anh Quang cười nói.
Có hôm, anh Lộc nhận đến tiêm phòng dại cho 2 chú chó Mông Cộc (nổi tiếng là chó dữ) ở ngoại thành. Bước vào cổng, k🅰hách hàng vui vẻ "nó hiền lắm không cắn đâu". Chủ chưa nói hết câu, con chó "hiền" đã rượt anh Lộc leo lên hàng rào. Kết quả, anh bị cắn rách ống quần.
Gần một năm làm bác sĩ thú y, Nguyễn Thị Trà My (23 tuổi) ♊cũng không ít lần gặp sự cố. Theo kinh nghiệm xương máu của cô, nhìn những chú chó, mèo có vẻ vô hại nhưng nếu không cẩn thận sẽ gánh chịu hậu quả ngay.
"Có hôm mình lỡ tay ch🀅ạm vào vết thương của một con mèo rất dễ thương, bị bé cắn một phát đau điếng. Thế là phải cấp tốc đến bệnh việ🧸n tiêm phòng 8 mũi. Nhỡ mà dại thật thì chết", My kể.
Ở phòng khám của My, chuyện chó, mèo bị chủ nhân bỏ lại là điều không hiếm. Có lần, một vị khách nam đến chữa bệnh đường ruột cho chú chó 10 tháng tuổi. Sau khi điều trị, vì thấy giá cao, vị khách kiên quyết không nhận chó về, còn đăng lên mạng xã hội "bóc phốt", dù bảng giá đã được niêm yết. Cuốᩚᩚᩚᩚᩚ🎃ᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚi cùng, chú chó nhỏ bị chủ nhân bỏ lại, My đành mang "bệnh nhân" về nhà nuôi một thời gian rồi ngậm ngùi tìm chủ nhân mới cho nó.
Trọng Nghĩa