Cuối tháng 1, đoạn video ghi lại cảnh một phụ nữ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc bị chồn🔥g xích vào tường, nhốt trong nhà và tra tấn liên tục trong🌠 năm ngày khiến nhiều người phẫn nộ.
Theo cơ quan chức năng, nạn nhân là bà Xiao Huamei, 44 tuổi, quê ở tỉnh Vân Nam, mắc chứng tâm thần và là mẹ của tám đứa trẻ. Đặc biệt, người phụ nữ là nạn 🅷nhân của bọn buôn người.
Xiao lần đầu bị bá♑n cho một người đàn ông ở huyện Đôඣng Hải với giá 5.000 tệ (18 triệu đồng). Sau khi bỏ trốn không thành công, cô bị bán cho hai người khác trong cùng năm, một trong số đó là người chồng hiện tại tên Dong Zhimin.
Liên quan đến vụ việc trên, chồng của Xiao bị bắt giữ để điều tra về tội bạo hành. Những k💟ẻ bán bà bị bắt với tội buôn người, và 17 quan chức địa phương chịu kỷ luật.
Những từ khoá liên quan đến vụ việc của bà Xiao trên 💎mạng xã hội Weibo đã thu về hơn 10 tỷ lượt xem, ngang bằng với các hashtag về Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, vốn được các phương tiện truyền thông quảng bá rầm rộ.
Vụ🌸 việc cũng khơi dậy phong trà🃏o #MeToo trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người không ngại chia sẻ câu chuyện về mẹ, con gái, chị em gái hoặc bạn học bị bắt cóc hoặc đơn giản là biến mất. "Chúng tôi không phải là người xem mà là người sống sót", một trích dẫn phổ biến trên mạng xã hội viết.
Một số câu chuyện được khơi gợi, dự✅a trên điều tra của báo chí và tài liệu của toà án gây chấn động. Đơn cử như vụ việc một sinh viên tốt nghiệp ở Thượng Hải bị bắt cóc 𝕴trong một chuyến đi thực địa và bán cho một người đàn ông, sau 71 ngày mới được giải cứu. Một cô bé 13 tuổi ở Bắc Kinh cũng bị bắt cóc và bán cho người đàn ông lạ mặt, trên đường đến trường. Nữ sinh này có con năm 15 tuổi và liên tục bị bạo hành cho đến năm 19 tuổi trước khi trốn thoát thành công. Hay một phụ nữ trẻ ở Hàng Châu bị bắt cóc trong chuyến công tác và sống suốt hai thập kỷ tại một ngôi làng hẻo lánh. Chỉ đến khi con trai vào đại học, bà mới được giải cứu.
Các tài liệu của toà án cho thấy tình trạng buôn bán phụ nữ mắc bệnh tâm thần trở nên phổ biến ở một số địa phương. Theo toà án tỉnh Hồ Bắc năm 2020, một người phụ nữ mắc bệnh tâm thần phân liệt bị bán ba lần trong hai năm. Hay bản án năm 2017 của tỉnh Sơn Đông nói rằng, một phụ nữ tâm thần🦹 bị bán cho người đàn ông trong tỉnh, nhưng sau đó tử vong do chồng và mẹ chồng bạo hành.
Khi những góc khuất của nạn buôn người dần phơi bày, không ít người muốn biết nạn nhân là ai, chính quyền sẽ truy tố những kẻ ác ra sao và làm cách nào để giúp nhiều phụ nữ khác không rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhiều ngườiꦏ k𝓡êu gọi cơ quan chức năng cần tiến hành điều tra, lập bản đồ toàn quốc về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị buôn bán.
Zhu Zhengfu, thành viên Uỷ ban quốc gia của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, gợi ý chính phủ nên khởi động một chương trình toàn diện để giải quyết nạn buôn người và giải cứu họ. Zhu nh🎉ấn mạnh, mua và bán phụ nữ là một tội ác, nhưng ở nhiều nơi những kẻ buôn người lại không được coi là tội phạm. Do vậy, chính quyền địa phương cần có trách nhiệm đảm bảo mọi tội phạm đều bị trừng trị.
Fan Yun, phó đại biểu Đại hội nhân dân toàn quốc ở Thượng Hải, cũng đệ trình đề xuất sửa đổi luật về bắt cóc, buô🦹n bán phụ nữ và trẻ em. Một trong những đề xuất của Fan là tuyên án những người mua và bán người vớiꦯ tội danh ngang nhau. Ý kiến này được nhiều đại biểu khác trong thành phố ủng hộ.
Kể từ ngày 24/💜12/2021, việc sửa đổi Luật Bảo vệ Phụ nữ của Trung Quốc đã được công khai để lấy ý kiến của công chúng và nhận hơn 420.000 phản hồi chưa đầy một tháng.
Trung Quốc đã đưa các tội danh bắt🍸 cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em vào Luật Hình sự năm 1997. Từ đó đến tháng 3/2019, các tòa án trên toàn quốc đã xử lý hơn 15.000 vụ án liên quan, bao gồm 14.000 tội phạm bắt cóc, buôn bán phụ nữ hoặc trẻ em và khoảng 900 tội phạm mua bán, theo một báo cáo trên trang chinalawinfo.com.
Minh Phương (Theo Nytimes, Globaltimes)