Tôi lần đầu đến Huế cùng chồng cách đây vài năm. Chúng tôi đi dọc cầu Trường Tiền với ý định thong dong dạo bộ để tham quan, ngắm cảnh, chứ không có gì gấp gáp. Nhưng trên đường đi, chúng tôi gặp rất nhiều người lái xích lô chèo kéo, mời mọc. Dù đã từ chối r🅠ất nhiều nhưng họ cứ đeo bám, cản trở không cho chúng ⛄tôi thoải mái đi tiếp.
Có một người đàn ông dáng người người ốm o, nài nỉ tới cùng. Ông ta dùng đủ mọi lý lẽ để thuyết phục: "Đi đi mà, tôi chở cho hai vợ chồng đi một vòng thành phố để khám phá. Tôi lấy rẻ thôi, hai người chỉ 200.000 đồng thôi, không lấy đắt đâu. Sáng giờ chưa có khách nào, hai vợ chồng giúp mở hàng đi...". Nghe những lời than thở như vậy, tôi thấy tội và cũng mủi lòng. Tôi quay sang nói với chồng "đi thử một lần coi sao". Thậm chí, tôi còn bàn với chồng rằng ''thấy ông ấy thật thà, lát mình sẽ bo thêm người ta chút ít tiền uống nước''.
Chuyến đi diễn ra hết sức bình thường và người lái xích lô ch🤡ở chúng tôi đi đúng một vòng như giao hẹn ban đầ✃u (nói là một vòng như thực chất chỉ là vòng nhỏ, đi qua các khu vực lân cận chứ không phải toàn thành phố). Dù sao thì chúng tôi cũng không phàn nàn và vui vẻ đưa 200.000 đồng công với tiền boa, nói "cảm ơn" rồi định rời đi.
Nhưng chưa kịp cất bước thì người lái xích lô gọi giật lại: "Ủa đã đủ đâu, hai người mà, cả đi lẫn về nên phải là 400.000 đồng chứ". Tôi giật mình trước những gì vừa nghe được, nghĩ bụng "gặp lừa đảo rồi". Tôi hỏi ngược lại: "Rõ ràng lúc đầu anh nói đi một vòng cho hai người chỉ tốn 200.000 đồng thôi mà, giờ lại đòi thêm là sao?''. Người lái xích lô khăng khăng chối bay: "200.000 đồng chỉ là chiều đi thôi, đâu đã tính chiều về''. Tôi vặn l♊ại: ''Anh nói một vòng tức là cả đi và về còn gì, nếu chỉ đi thôi thì phải nói là nửa vòng chứ''.
>> Cãi vã vì đợi 30 phần bánh căn quá lâu ở Đà Lạt
Thực ra, tôi nói lý để cho anh ta biết vậy thôi, chứ bản thân cũng không muốn cự cãi, gây thêm rắc rối làm gì. Dẫu sao chúng tôi cũng chỉ là khách du lịch từ nơi khác đến, lạ nước lạ cái, chẳng muốn phá hỏng không khí chuyên đi vì những chuyện thế này. Cuối cùng, tôi cũng rút thêm tiền, trả đủ cho người lái xích lô 400.000 đồng. V🅘ậy nhưng, ông ta vẫn cố "vòi" thêm: ''Cho tôi xin thêm tiền bo đó đi, có đáng bao nhiêu đâu''. Đã trót rồi nên tôi cũng chẳng buồn đoi co, đưa nốt số tiền boa đó rồi rời đi.
Thực tế, đi du lịch nhiều nơi trong nước, tôi hiểu rằng không thiếu những chiêu trò chèo kéo, y như lừa đảo thế này. Thà rằng ♏họ nói rõ ngay từ đầu, để hai bên thuận mua vừa bán thì có lẽ🍃 đã không phát sinh những chuyện bực bội như vậy. Khách du lịch ngày nay luôn sẵn sàng tip thêm cho người làm dịch vụ, nếu thấy mình được phục vụ đàng hoàng, chu đáo.
Trả thêm chút tiền coi như giúp đỡ cho người khó khăn cũng chẳng phải chuyện gì quá to tát. Nhưng kiểu phục vụ nói một đằng, làm một nẻo♑, tìm cách vòi vĩnh thêm tiền của nhiều người làm du lịch ở Việt Nam quả thực khiến du khách cảm giác bị lừa trắng trợn, mất tiền oan.
Từ đó, dần dần hình thành tâm lý bực bội, dè chừng, cái nhìn ác cảm với du lịch trong nước. Mong rằng tình trạng này sớm được các cơ quan chức năng, những nhà quản lý du lịch địꦇa phương vào cuộc chấn chỉnh để trả lại sự văn minh cho du lịch Việt.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.