Tại châu Phi, đa phần người dùng Internet có khả năng đang sử dụng thiết bị do Huawei cung cấp, kết nối với mạng do công ty này sản xuất và lắp đặt. "Huawei đã xây dựng một lượng lớn cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại châu Phi và nếu Mỹ thành công trong việc làm tê liệt công ty, họ chưa chắc được lợi", ông Eric Olander, đồng sáng lập China Africa Project, dự án truyền thông nhằm thúc🦩 đẩy các mối quan hệ💃 Trung - Phi, nhận xét.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tháng 5 đã liệt Huawei vào danh sách "nguy cơ gây hại cho an ninh quốc gia", cũng như kêu gọi đồng minh cắt đứt quan hệ với hãng smartphone lớn thứ hai thế giới từ lâu. Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng doanh ng🥃hiệp này là rủi ro an ninh vì cho ꦿphép chính phủ Trung Quốc hoạt động gián điệp.
Theo BBC, động thái của ông Trump có thể châm ngòi cho những gì Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành của Google, dự đoán về một cuộc chiến tranh lạnh 🐓công nghệ, giữa một bên "do Trun☂g Quốc lãnh đạo" và một bên "không phải của Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu".
Tuy nhiên, Harriet Kariuꦚki, một chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Trung - Phi, cho rằng Mỹ chưa chắc được lợi, đồng thời nhấn mạnh châu Phi không nên đứng về phía nào trong tình huống này. "Đó không phải là trận chiến của châu Phi. Họ chỉ cần tập trung vào những thứ cảm thấy cần thiết phải làm, nhận biết những gì đang đe dọa mình và cần một luật dữ liệu kiểu Liên minh châu Âu để bảo vệ người tiêu dùng châu Phi", bà Kariuki nói. "Đây có lẽ là thời gian châu lục này xem xét việc phát triển các công nghệ của riêng mình phù hợp với thị trường thay vì là người tiêu dùng thụ động".
Trên thực tế, Huawei hiện diện trên rất nhiều mặt trận công nghệ tại châu Phi, dù không ít quốc gia trong "lục địa đen" là đồng minh của Mỹ. Công ty Trung Quốc đánh dấu sự có mặt tại châu lục này đầu tiên ở Kenya năm 1998 và hiện hoạt động tại ít nhất 40 quốc gia. Theo số liệu của Viện chính sách chiến lược Australia, Huawei đã xây dựng ít nhất 50% hệ thống mạng 4G, cung cấp công nghệ cho hầu hết dự án thành phố thông minh tại châu Phi. Còn theo IDC, Huawei hãng điện thoại lớn thứ tư ở "lục địa già",🍨 sau Transsion, Infinix và Samsung. Tất cả sản phẩm của bốn thương hiệu nà🌼y đều dùng Android của Google.
Cobus van Staden, nhà nghiên cứu cao cấp Trung - ⛎Phi tại Viện các vấn đề quốc tế Nam Phi, cho rằng đây là cơ hội lớn để Huawei vượt lên. 𝔍"Một số nơi, như Nam Phi, lo lắng về việc Huawei bị khóa khỏi hệ sinh thái Google. Tuy nhiên, công ty có thể thay đổi cuộc chơi bằng cách phát triển phần mềm và phần cứng riêng dựa trên thói quen người dùng bản địa", Staden nói.
Cũ🌟ng theo Staden, châu Phi là thị trường công nghệ cuối cùng trên thế giới và ai thống trị nó sẽ nắm lợi thế lớn. Trong khi đó, rất ít công ty Mỹ biết cách làm việc tại thị trường này. Nếu Huawei tận dụng được nó, chẳng hạn bán smartphone giá rẻ, hỗ trợ hai sim, thời lượng pin tăng... công ty Trung Quốc có khả năng loại bỏ Google nói riêng và các công ng♒hệ Mỹ nói chung khỏi châu Phi.
Iginio Gagliardone༒, tác giả của cuốn "Tr♓ung Quốc, châu Phi và tương lai của Internet" đồng ý với nhận định của Staden, cho rằng cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ có thể là điều thúc đẩy Huawei tăng cường sử dụng phần mềm của riêng để hỗ trợ thị trường smartphone đang phát triển của châu Phi. Bên cạnh đó, WeChat, một ứng dụng đa năng kết hợp các nền tảng truyền thông xã hội, nhắn tin và thanh toán di động, có thể sớm "bay cao" ở đây.
Ga⛄gliardone cho rằng Trung Quốc, trong nỗ lực bảo vệ các doanh nghiệp của mình, có thể thúc đẩy mối quan hệ với các chính phủ châu Phi tạo lợi thế cho các công ty của họ trước phương Tây. Tuy vậy, phía lục địa già cũng cần có lập trường. "Các nước châu Phi không nên chọn bên nào. Thật thú vị nếu trong cuộc 'chiến tranh lạnh công nghệ này', châu Phi sớm hình thành một phong trào không liên kết để bảo vệ lợi ích của công dân họ", Gagliardone chia sẻ.
Một số chuyên gia lại có quan điểm nghiêng hẳn về 🧜phía Trung Quốc. "Sự bùng nổ công nghệ và Internet hiện nay phần lớn là do sự đầu tư của các công ty công nghệ Trung Quốc. Theo tôi, châu꧅ Phi nên chọn nước này", Fazlin Fransman, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Moja của Nam Phi, chia sẻ.
Tuy nhiên, Gagliardone lo lắng về mô hình khép kín mà Huawei có thể áp dụng tương tự ở quê nhà. "Sẽ rất khó để thay đổi thói quen người dùng, như yêu cầu sử dụng Yahoo thay Google, Sina Weibo thay Twitte🀅r", Gagliardone nhận xét. "Kiểm duyệt n𒅌gười dùng cũng là vấn đề khó chấp nhận, nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối".
Ngoài ra, nguy cơ mất an toàn dữ liệu cũng được đưa ra. Những năm gần đây, đã có những cáo buộc liên quan đến vi phạm an ninh ở châu Phi. Tháng 1/2018, Le Monde (Pháp) phát hiện ra rằng hệ thống máy tính lắp đặt bởi Huawei ở trụ sở Liên minh châu Phi (AU) tại thủ đô Aꦇddis (Ethiopia), bị xâm phạm. Theo báo cáo, dữ liệu "nhạy cảm" bị thu thập và gửi về máy chủ ở Thượng Hải. Tuy vậy, cáo buộc bị AU và quan chức Trung Quốc bác bỏ.
Bảo Lâm (theo BBC)