Có ❀nhiều nguyên nhân khiến cho tình hình giao thông của Việt Nam trở nên ngày càng nghiêm trọng. Theo tôi, một trong những nguyên nhân đó là sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông.
Chính sự thiếu ý thức này đã làm cho tình trạng giao thông của Việt Nam ngày càng hỗn loạn và nhiều tai nạn giao thông (TNGT) đáng tiếc đã xảy ra. Hàng ngày, khi tham gia lưu thông trên đườn🌃g, chúng ta không khó bắt gặp các hiện tường như chạy xe lấn tuyến, chạy quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, đi trái đường, không đội nón bảo hiểm… dường như những hiện tượng này không quá xa lạ với tình trạng giao thông của Việt Nam.
Mặc dù luật giao thông đường bộ đã đưa ra các quy định an toàn khi tham gia giao thông cũng như các ♔chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm, nhưng dường như không phát huy tác dụng nhiều đối với tình hình giao thông hiện nay.
Nh🦄ật Bản được mệnh danh là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất trên thế giới và người dân rất có ý thức cao khi tham gi😼a giao thông.
Để có ngày hôm nay thì Nhật Bản cũng đã từng có tình trạng giao thông rất lộn xộn. Vào những năm 1960, hiện tượng tắt đường, phóng nhanh vượt ẩu, lái xe lấn tuyến… cũng diễn ra rất phổ biến tại đất nước mặt trời mọc này 𒀰và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho số người chết vì TNGT tại Nhật lên đến con số cao kỷ lục với 17.000 người chết hàng năm.
Chính phủ🅘 Nhật Bản đã phải đưa ra khái niệm “Chiến tranh giao thông” bởi con số này tương đương với chiến tranh của Nhật bản ở nhiều thập kỷ trước.
Rõ ràng, giữa Nhật Bản cách đây 50 năm và Việt Nam hiện giờ có những nét tương đồng về tình trạng giao thông. Một trong những giải pháp được Nhật Bản rất chú trọng đó là giáo🍃 dục an toàn giao thông cho trẻ em để xây dựng cho các em ý thức ngay từ nhỏ.
Nhờ vậy tình trạng giao thông của Nhật Bản đã thay đổi theo hướng tích ▨cực và trở thành một trong những quốc gia có hệ thống giao thông an 🎃toàn nhất trên thế giới.
Theo tôi, đây là một kinh nghiệm rất đáng quý cho Việt 🐽Nam. Để đẩy lùi hiểm họa tai nạn cũng như cải thiện tình trạng giao thông hiện nay thì việc giáo dục ý thức khi tham gia giao thông là một hướng đi tích cực có tính bền vững lâu dài.
Muốn làm được điều này không đơn thuần chỉ có những buổi học lý thuyết giáo dục về an toàn giao thông hay đưa ra những khẩu hiệu như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao 😼thông, đã uống bia rượu thì không được lái xe...
Vì suy cho cùng, nếu con người không có ý thức thì khẩu hiệu dù có hay đến đâu cũng không thể phát huy tác dụng🍌. Theo dự định của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia và Bộ giáo dục và đào tạo thì sau năm 2015 chương trình an toàn giao thông sẽ được đưa vào giảng dạy ở các cấp tại tꦆrường học với mục đích giáo dục ý thức và hình thành văn hóa giao thông cho các bạn học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên để mục đích này trở 💯thành hiện thực thì giáo dục ý thức giao thông không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ của nhà trường mà đó còn là nhiệm vụ của mỗi gia đình, c⛄hính bản thân ông bà cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cháu mình học hỏi theo.
Tôi viết bài báo này với mong muốn mọi người nên có ý thức hơn khi tham gia giao thông vì điều đó thể hiện bạn là người có trách nhiệm với chính bản thân bạn, với bản thân người khác vàꦑ với xã𓂃 hội.
Một người có ý thức, hai người có ý thức, ba người có ý thức… nhiều người có ý thức, thì tình trạng giao thông của Việt Nam sẽ được thay đổi. 🔴Nhật Bản mất hơn 50 năm để cải thiện tình trạng giao thông, còn Việt Nam sẽ mất bao nhiêu năm, điều đó phụ thuộc vào ý thức của mỗi người chúng ta.
Tôi có mơ ước là chúng ta được▨ sống trong một Việt Nam có hệ thống giao thông an toàn và tôi hy vọng các bạn cũng có mơ ước giống như tôi.
Kim Nhung
Chia sẻ bàꦛi viết, ảnh, video về giao thông ở nước ngoài tại đây .