Kinh nghiệm làm bài là yếu tố rất quan trọng trong mỗi kỳ thi, nhất là kỳ thi đại học. Có rất nhiều bài toán tưởng như lắt léo nhưng nếu có nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần đọc đề sẽ phán đoán được hướng giải, dự đoán được chất nào dư, chất nào hết, đáp án nào có nhiều khả năng đúng… Mặt khác, trong đề thi đại học đôi khi vẫn có những câu hỏi chưa thật chặt chẽ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, khi đó, chỉ có kinh ꧅nghiệm mới giúp ta "hiểu đúng ý người ra đề" và có được kết quả tốt.
Để tự tin, không bị mất bình tĩnh, thí sinh nên ôn tập 💧thật tốt, nắm chắc kiến thức. Tuy nhiên, khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức đó học chưa kỹ, thí sinh hãy bình tĩnh bỏ qua câu đó và làm câu khác.
Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới, hãy tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (khoảng 2 phút). Sau khi giải quyết hết câu khá💃c mà còn thời gian thì mới tập trꦐung giải câu còn lại. Nếu đã sát thời gian (còn <5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán đánh “lụi” để đạt xác suất cao nhất.
Ví dụ: Viết các ph🍌ương trình phản ứng thực hiện biến hóa sau:
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ biến hóa trên. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%. (Trích câu III.2 đề thi tuyển sinh ꧃ĐH – CĐ khối B – 2004).
Đây là một câu hỏi hoàn toàn không khó, nhưng đòi hỏi sĩ tử phải có kinh nghiệm thì mới "bắt đúng ý người ra đề" và có được kết quả tốt🌸. Đối với thí sinh nhiều kinh nghiệm, nhìn vào s🌼ơ đồ, ta có thể nhận biết ngay ra đây là sơ đồ quy trình điều chế supephosphat kép.
Nếu hiểu như vậy, sơ đồ đầy đủ ở trên sẽ là:
Sơ đồ trên không sai về mặt Hóa học nhưng lại "không đúng ý người ra đề", do đó, kết quả tìm được kh♔ông trùng vớ💞i đáp án và không thể được điểm tuyệt đối.
Thí sinh cũng cần nắm vững và chỉ ra được các dấu hiệu quyết định đến phương pháp giải bài toán. Một bài toán Hóa học là tập hợp của nhiều dữ kiện giải toán mà cách giải bị chi phối bởi 2 yếu tố chính là: các phản ứng Hóa học xảy ra trong bài và các phương pháp cần dùng để giải bài toán đó. Để giải được một bài toán sao cho nhanh và chính xác, nhất thiết phải giải quyết cho được 2 yếu tố trên, nếu nắm được phương🌞 pháp giải bài toán mà không biết tính chất Hóa học thì không thể giải được. Ngược lại, nếu nắm được bản chất Hóa học mà không lựa chọn được phương pháp phù hợp thì việc giải toán sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.
Cũng chính bởi vì thế mà việc học phương pháp giải toán Hóa học không thể cứng nhắc thành những "dạng bài" hay "công thức tính" như Toán hay Lý. Cùng là phương pháp giải toán nhưng đặt vào một bài toán cụ thể với những phản ứng Hóa học cụ thể thì cách tính sẽ khác⛄, chứ không thể máy móc "thay số vào công thức" hay "áp dụng biến đổi như dạn🔥g bài" theo kiểu Toán và Lý được.
Các công thức hay dạng bài trong giải toán Hóa học có rất nhiều nhưng phạm vi áp dụng cho mỗi công thứ꧒c lại khá hẹp và đòi hỏi rất nhiều điều kiện, chỉ cần bài toán thay đổi một dữ kiện nhỏ là công thức tính hay cách biến đổi cũng phải thay đổi theo. Do đó các sĩ tử không nên giải toán theo các công thức cứng nhắc nếu như phạm vi ứng dụng của nó không nhiều, nhất là khi chưa nắm được bản chất và các điều kiện làm cho công thức ấy đúng.
Thông thường, những phản ứng dùng trong bài toán Hóa học thường là phản ứng quen thuộc, đặc trưng cho các nhóm chất và không quá khó. Tuy nhiên, trong đề thi đại học, các dữ kiện Hóa học trong bài toán thường được làm lắt léo, vòng vèo để che giấu phương pháp chính (phương pháp quyết định). Mặt khác, đề thi đại học cũng thường cho các bài tập đòi hỏi phảiꦑ kết hợp nhiều phương pháp để giải, khiến cho các sĩ tử dễ lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp hơn là về mặt Hóa học của bài toán.
Do đó, việc học tập phương pháp giải toán cũng là nội dung ôn tập quan trọng cần được ưu tiên, sao cho ngay khi đọc xong đề bài, các sĩ tử đã có thể chỉ ra được những "dấu hiệu" của các phương pháp giải toán, biết ngay được bài toán đó để giải nó p𒊎hải dùng những phương pháp nào, thậm chí là có thể giải bằng bao nhiêu cách. Điều này là không dễ thực hiện, khi mà nhận thức của giáo viên trong việc giảng dạy phương pháp còn nhiều hạn chế, năng lực và thời gian lên lớp còn có hạn.
Ngay cả sách tham khảo hiện nay trên thị trường cũng chỉ chủ yếu "chạy theo thị hiếu" chứ chưa "đáp ứng được yêu cầu", số đầu sách tham khảo về phương pháp rất nhiều nhưng phần lớn vẫn chỉ lướt qua phần cơ sở phương pháp và sa vào việc đưa ví dụ rồi giải, hầu như chưa có cuốn nào đủ sức khái quát, chỉ rõ được "các dấu hiệu nhận biết phương pháp giải toán" đ꧃ể giúp các sĩ tử có được thuận lợi khi làm bài.
CLB Gia sư thủ khoa