Ngày 3/11, nam bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương với tiểu cầu hạ sâu. Tuấn nằm trên giường bệnh, cánh tay cắm kim truyền dịch, đôi mắt nhắm nghiền, thều thào: "Cả người tôi đau lắm, đầu cũng rất đau, rất khó chịu, khốn khổ hơn cả khi mắc Covid-19". Anh ít nói chuyện, trả lời ⭕các câu hỏi của bác sĩ rất ﷽ngắn gọn vì quá mệt mỏi, thậm chí không thể ngồi dậy hay ăn uống.
Bác sĩ điều trị cho biết nam bệnh nhân xét nghiệm dương tính sốt xuất huyết Dengue, có dấu hiệu cảnh báo trở nặng. Khi đến bệnh viện, anh đã ở ngày thứ 4 của bệnh, từ đó sốt cao liên tục, có dấu hiệu đau bụng vùng gan, chảy máu mũi, chân răng, tràn dịch màng phổi, ổ bụng. Kết quả xét nghiệm cho thấy Tuấn bị cô đặc máu, bệnh trở nặng nhanh so với trước, được truyền tiểu cầu, theo dõi sát tình hình.
"Vật vã vì bệnh, kinh khủng hơn so với mắc Covid-19" là lời tâm sự của nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết thời gian gần đây. Như chị Nhuệ, 42 tuổi, trú tại 🔜Thanh Xuân (Hà Nội), mắc sốt xuất huyết một t🃏uần, cho biết chưa từng bị căn bệnh nào làm cho khốn khổ đến vậy.
"Lúc nào tôi cũng thấy đau đầu, cứ như có hàng chục khẩu pháo🌠 hoa nổ lụp bụp, nổ chỗ nào thì ôm đầu ở chỗ đó,🗹 phát khóc như trẻ con", chị kể.
Hai tuần trước, khi đang đi công tác, người phụ nữ thấy hơi mỏi mệt, sau đó rét lạnh toàn thân, run rẩy đến nỗi hàm răng va vào nhau lập cập. Tuy nhiên, chị nghĩ bị trúng gió nên đắp chăn và mặc thêm vài lớp áo. Hết rét lạnh, cơ thể chuyển sang nóng như hòn than, hai hốc m🔯ắt của chị đau nhức đến mức không thể nhìn màn hình điện th⭕oại.
"Tôi nằm bệt trên giường, không thể làm được gì", chị nói và cho biết khi trở về Hà Nội, sau xét nghiệm tại nhà, chị mới biết mắc sốt xuất huyết, tiểu cầu hạ còn 161 đơn vị. Nhân viên y tế khuyên chị điều trị tại nhà do bệnh viện đã kín giường. Tuy nhiên tình trạng đau đầu cứ kéo dài, cꦏhị Nhuệ đến bệnh viện tư nhân gần nhà thăm khám, được truyền dịch và uống thuốc giảm đau, thuốc bổ thần kinh...
Tương tự, Vy (25 tuổi, ở Đà Nẵng) cũng đau đầu dữ dội khi mắc bệnh sốt xuất huyết vào ngày 22/10. Ban đầu, Vy cảm thấy mệt, nhức đầu, ăn kém. Nghĩ bản thân bị kiệt sức, cô bèn pha nước cam và oresol uống để nhanh hồi tỉnh. Trưa, cô gái bắt đầu sốt cao hơn 39 độ C, đầu nhức như thể có ෴vật gì ở trong trán, chỉ hơi lắc nhẹ cũng "buốt như kim châm". Cô nói cơ thể mệt mỏi nên cầm ly nước hay vật nhẹ cũng cảm thấy khó khăn, còn hai đầu gối ở chân giống như bị đau khớp, cơn đau tăng dần mỗi ngày.
Vy uống thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng, nhưng các cơn đau ở đầu và toàn thân không đỡ. "Cả người cứ mệt lả, mệt nhất trong số các lần tôi bị sốt. Tôi không ăn được dù🅰 rất muốn ăn, cái miệng rất khó chịu, cảm giác không còn sức sống, chỉ có thể vắt nước cam để uống", Vy nói.
Cô gái thường tỉnh lúc 3h sáng. Khi đó thuốc hạ sốt đã hết tác dụng, cảm giác cơ thể tê bì, đặc q𓄧uánh, ý thức mê man, luẩn quẩn với ý nghĩ bản thân là ai, ở đâu, ngủ nhiều để làm gì. Cứ thế, Vy sốt ba ngày, triệu chứng đau đầu kéo dài bốn ngày. Sau đó, các nốt đỏ li ti xuất hiện dưới🅰 da, cô mới biết bản thân bị sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dịch đang diễn biến phức tạp trên toàn quốc, số mắc sốt xuất huꦏyết sẽ tiếꦰp tục tăng do cao điểm mùa dịch hàng năm bắt đầu từ tháng 7 đến hết năm. Hiện, cả nước đã ghi nhận hơn 270.000 ca mắc, 108 ca tử vong, tính từ đầu năm 2022. Ca mắc tăng 4,8 lần so với cùng kỳ 2021, số tử vong tăng 87 ca.
Riêng tại TP HCM, số ca tử vong do sốt xuất huyết cao nhất trong 10 năm qua, còn tại Hà Nội, số mắc mới trong 10 tháng năm 2022 cao gấp 4 lần so với cùng kỳ.
Tiến sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết triệu chứng sốt xuất huyết tương tự với Covid-19 và cúm trong vòng ba ngày đầu, ví dụ cùng có biểu hiện sốt, ho, đau mỏi người, mỏi toàn thân... Người bệnh khó phân biệt triệu chứng, từ đó không có phương án chăm sóc, theꦛo dõi phù hợp. Bác sĩ Hùng khuyến cáo ngườ🍨i dân nên đến các cơ sở y tế khi có triệu chứng để tìm ra căn nguyên gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp, tránh nhầm lẫn.
Sốt xuất huyết kéo dài khoảng hơn một tuần, mỗi thời kỳ có một diễn biến khác nhau. Trong đó, bệnh thường tr💖ở nặng từ ngày 4 đến 7, có thể có dấu hiệu cảnh báo như sốt cao bất thường, đau tức vùng gan, rối loạn ý thức, có biểu hiện xuất huyết. Lúc này, người bệnh cần nhập viện để được theo dõi, điều trị.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết, chủ yếu là trị triệu chứng và biện pháp chăm sóc tích cực khi trở nặng. Người bệnh chỉ được truyền dịch khi không thể ăn uống và biện pháp này cần thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt bọ gậy, tránh để nước đọng, vệ sinh nhà cửa thường xꦇuyên, mặc áo dài tay, dùng kem bôi tránh muỗi, ngủ màn kể cả ban ngày và ban đêm...
Chi Lê