Ông Bạc Hy Lai tại kỳ họp quốc hội Trung Quốc diễn ra tuần này. Ảnh: AP |
Từng có nhiều những cái nhíu mày ở hệ thống chính trị cấp cao Trung Quốc khi nói về ông Bạc - "A, ông ấy luôn ăn mặc thật chỉn chu", một quan chức cao cấp từng có lần nói với John Simpson, trưởng vụ quốc tế của BBC. Câu nói này hiển nhiên không phải là một lời khen. Thế nhưng nhiều năm qua ông Bạc vẫn được sống theo cách của mình, tự do t💧hoải mái mà không bị cản trở.
Ông đưa con trai đến học ở Harrow, ngôi trường tư nổi tiếng nhất Anh quốc, sau đó học tiếp Oxford rồi đến Havard. Bản thân ông Bạc có một cuộc sống sung túc, nhất là kể từ khi được bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Trùng Khánh, một thành phố đang phát triển nhanh chóng, sôi độn𝐆g và có hơn 30 triệu dân. Thành phố này đông dân nhất không chỉ ở Trung Quốc, mà là đông nhất thế giới.
Simpson gặp ông lần đầu năm 1999, khi ông Bạc là thị trưởng thành phố cảng Đại Liên của tỉnh Liêu🦄 Ninh để làm một phóng sự về ông ta và thành phố. Ngay từ khi đó, Bạc đã có một cách sống khác biệt: trên ban công của văn phòng rộng thênh của ông, nhìn ra trung tâm thành phố Đại Liên, Bạc cho lắp một hệ thống nút cho phép ông chọn mꦓàu của các đài phun nước trong thành phố, tùy thích.
Một hệ thống nút bấm khác lại cho phép Bạc chọn loại nhạc sẽ được phát trên hệ thống loa phóng thanh đường phố. Thời đó ông Bạc thích 𝔉nhạc Scott và vì thường chọn các ban nhꦡạc Scotland để phát.
Lần thứ hai Simpson gặp, ông Bạc đã là bộ trưởng thương mại. Ông ta lịch thiệp nói rằng việc thăng chức là nhꦏờ bộ phim nói trên, bởi nó khiến các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh để mắt đến. Họ cho rằng ông có quan hệ tốt với truyền thông phương Tây. Nhưng nói thế chỉ là do lịch sự. Việc cha của ông là một cán bộ thân cận, lâu đời và trung thành của thời Mao mới là điều quan trọng.
Quãng thời gian ông Bạc làm việc ở Bắc Kinh được đánh giá là thành công. Thế nhưng cũng xuất hiện những lời xì xào rằng lối sống và 🍰tham vọng của Bạc khiến ban lãnh đạo không mấy hài lòng. Ông được bổ nhiệm làm người chịu trách ✱nhiệm về chính trị ở Trùng Khánh.
Ông Bạc bước vào một thế giới mới༒ và phức tạp hơn khi đặt chân về Trùng Khánh, thành phố bị khuynh đảo bởi nhiều tập đoàn tội phạm. Nhiệm vụ của ông là phải đập tan các băng nhóm. Bạc Hy Lai thành công rực rỡ trong nhiệm vụ này, cho dù phương pháp và đồng sự của ông đôi khi bị đặt dấ🌠u hỏi.
Bên cạnh chiến dịch lập lại trật tự, ông Bạc cũng nổi tiếng với phong trào nhằm tái hiện các tư tưởng của thời Mao ♛Trạch Đông. Ông tổ chức những cuộc thi "nhạc đỏ", phát động đưa tình nguyện viên về nông thôn, đề cao mô hình phát triển kinh tế trong đó nhấn mạnh sự phân chia công bằng hơn của cải trong xã hội. Phương pháp của Bạc, được biết đến với cái tên "mô hình Trùng Khánh" đã có sức hấp dẫn đối với những꧙ người theo tư tưởng Mao hiện đại, và những người thường chỉ trích sự phân hóa giàu nghèo đang ngày càng rõ ở Trung Quốc.
Tuy nhiên chủ nghĩa dân túy và phương thức đôi khi độc đoán của Bạc - điều dẫn đến những lời tố cáo 💝rằng lực lượng hành pháp dưới quyền ông đã vi phạm nhân quyền trong các chiến dịch trấn áp tội phạm - khiến trung ương phải suy nghĩ. Các phong trào nhằm làm tái sinh cách mạng đỏ cũng khiến người ta nhớ lại những hồi ức đau thương về tình trạng hỗn loạn và bạo lực của Cách mạng Văn hóa 1966-76.
"Về cơ bản, sự nghiệp chính trị của ông ta thế là hết", Washington Post dẫn lời Zhang Ming, giáo sư chính trị tại Đại học Nhân d🐓ân Bắc Kinh, nói. "Mô hình Trùng Khánh đã hết thời".
Jiang Weiping, một ký giả từng ngồi tù 5 năm sau khi đăng loạt bài tố cáo ông Bạc ba🐼o che các quan chức tham nhũng thời năm 1990, nói rằng vi🐻ệc bí thư Trùng Khánh mất chức là "thắng lợi tuyệt đối" của những người nhìn xa trông rộng.
Trong suốt thời gian ông Bạc làm việc ở Trùng Khánh, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hay Thủ tướng Ôn Gia Bảo ꦬđều không đến thăm thành phố có 32 triệu dân. Điề𝄹u này được các nhà phân tích cho là biểu hiện không hài lòng của lãnh đạo trung ương đối với thái độ "tân tả" và phong cách của ông Bạc, vốn bị một số người cho là hơi huênh hoang trên truyền thông. Tuy nhiên điều gây ngạc nhiên là Phó chủ tịch Tập Cận Bình hồi năm 2010 đã ca ngợi mô hình an sinh xã hội ở Trùng Khánh.
Hôm thứ tư, chỉ một ngày trước khi tin ông Bạc bị cách chức được thông báo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong một cuộc họp báo đã kêu gọi cải cách chính trị và mở cửa Trung Quốc hơn nữa,💫 đồng thời cảnh báo về mối nguy hiểm nếu Trung Quốc bị lún vào một cuộc cách mạng văn hóa khác. Nhận xét của ông Ôn được cho là nhằm vào tư tưởng của ông Bạc.
Giới quan chức ở Bắc Kinh đang sẵn sàng điều tra về chiến dịch trấn áp tội phạm của ông Bạc, bởi có những lời tố cáo rằng mục tiêu trong chiến dịch này thường là những doanh nhân🌺 giàu có. Cánh tay phải của ông Bạc trong việc trấn áp tội phạm là Vương Lập Quân cũng là đối tượng điều tra tham n🐲hũng và đã bị thuyên chuyển hồi năm ngoái. Vương gây sốc ở Trung Quốc khi đi hơn 300 km đến Tứ Xuyên, vào lãnh sự quán Mỹ ở một ngày trước khi bị lực lượng hành pháp Trung Quốc đưa đến Bắc Kinh.
Một số doanh nhân giàu có của Trung Quốc, nay đang trốn hoặc sống ở Hong Kong hoặc nước ngoài, có đơn tố cáo ông Bạc vi phạm pháp luật. Nhà báo Jiang nói trên - hiện ở Canada - nói rằng việc ông Bạc mất ghế là một dấu hiệu tích cực ở Trung Quốc, bởi "ông ấy đi ngược thời đại và c☂ần bị chặn đứ𝐆ng".
Cho đến hôm nay, ngoài thông báo cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh, chưa có tin tức gì liên quan đến vị trí ủy viên Bộ Chính trị của ông Bạc. Chính khách này từng được cho là sẽ thăng tiến vào cơ quan chính trị c𝕴ấp cao nhất của Trung Quốc - ủy viên thường vụ Bộ Chính trị - sau đại hội 18 của đảng vào cuối năm nay.
Sự kiện ông Bạc khiến truyền thông Trung Quốc xôn xao và chia rẽ. Báo chí chính thống nói chung là đưa tin thận trọ⛦ng. Nhưng trên các mạng xã hội có nhiều comment trái chiều, thể hiện sự ủng hộ đối với Bạc sau khi hay tin ông này bị cách chức. Các bình luận khác nhau trên truyền thông Trung Quốc cũng là điểm mới đáng chú ý sau một sự kiện chính trị như thế này. Hôm nay, tạp chí của đảng Cộng sản Trung Quốc đăng xã luận của Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình, nói rằng đảng cần được làm trong sạch.
Mai Trang