Ông bảo, suốt bao năm qua, ông vẫn đến đây tìm hài cốt của con. Ông chọn những dịp lễ vì ông mong rằng vào những thời điểm như thế có thể sẽ gặp được đồng đội của con ông về lại chiến trường, có thể mong tìm lại 🎶được manh mối nơi con ô♏ng ngã xuống.
Ông là Lê Văn Lâm, một cựu phóng viên của T☂hông tấn xã Việt Nam, nhà ở phố Hàng Chuối, Hà Nội, tìm con là liệt sĩ Lê Văn Ninh, một sinh viên Đại học Bách Khoa, gác bút nghiên lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. 8 năm rồi, sau khi tôi rời Hà Nội, tôi cũng mất liên lạc với ông. Không biết giờ đây ông còn hay đã mất và cuộc hành trình tìm con trai suốt những năm tháng cuối đời có thực sự khép lại trong mãn nguyện h🎉ay không…
Những cuộc kiếm tìm của những người cha già tội nghiệp trên mảnh đất hình chữ S đến nay còn tiếp diễn. Trong lòng họ, cuộc chiến vẫn chưa t🌳hể nào kết thúc. Các điểm tìm kiếm thông tin liệt sĩ vẫn không giảm số người tìm kiếm. Thời gian cứ trôi đi, những nhân chứng cứ khuất dần vào quá k🦄hứ, thông tin cứ thế mà ít lại, sự vô vọng vì thế mà cũng tăng dần.
Những cuộc tìm kiếm cũng chỉ là một phần nhỏ thôi trong những nỗi buồn đau từ chiến tranh mang lại. Tôi có 6 năm làm một phóng viên đi viết về hậu chiến tranh, đi tìm những mảnh đời, những thân phận con người chịu sự tác động trực tiếp từ những cuộc chiến tranh. Những con người tôi gặp đều mang trong mình những vết thương, nếu không là những vết bom vết đạn còn nhức nhối trên cơ thể thì cũng là những vết thương khác về di chứng chiến tranh còn để lại trên con cái họ, hoặc những nỗi buồn về sự thiếu trꦕách nhiệm của địa phương nơi họ sống.
Một lần, tôi đi cùng một cơ quan nọ đến tặng một cái chăn cho một người mẹ liệt sĩ nꦆghèo. Cái chăn khi đó trị giá 200 nghìn đồng, nhưng đoàn tổ chức ăn uống hết hơn 2 triệu đồng sau khi từ nhà người mẹ đi ra. Rồi một lần tôi dự một lễ khánh thành tượng đài. Tượng đài cao, đẹp trong một nghĩa trang nhỏ cấp xã, sừng sững bên hàng trăm ngôi mộ liệt sĩ với một phần không nhỏ không có thi hài bên trong. Cũng nơi ấy, khi tôi đến thăm những người mẹ liệt sĩ hiếm hoi còn sống, đa số các mẹ đều sống trong nghèo khổ, manh áo không đủ ấm.
Tôi đã đặt vấn đề này trong một bài phỏng vấn ông Nguyễn Đình Liêu, khi đó ông còn là Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội, vào năm 2005. Ông Liêu đã trả lời thẳng thắn rằng công tác đền ơn đáp nghĩa cho những người có công cũng như các gia đình chính sách mới chỉ đáp ứng được 5% so với những máu xương mà người dân đổ xuống cho dân tộc. “Muộn màng” là từ mà ông Liêu nhấn mạnh nhiều nhất. Một phần không nhỏ những người chiến đấu trở về họ không thể chống chọi với bệnh tật. Không ít cha mẹ những người có công đã già yếu và 🐠đã ra đi trong buồn tủi. Phần đông con cái người có công lớn lên đã lỡ làng việc học hành vì nghèo. Đền gì và đáp gì khi đó cũng đã muộn. Nhưng thà muộn còn hơn không.
Nhà tình nghĩa được mọc lên, được khánh thành theo số lượng nhưng ai biết cuộc sống của những ông bố, bà mẹ liệt sĩ, những người có công trong đó được chăm sóc như thế nào? Tôi vẫn nghĩ đến một trại an dưỡng cuối đời dành cho những người mẹ liệt sĩ cô đơn và nghèo. Tôi vẫn nghĩ đến những chính sách hỗ trợ việc làm cho con em người có công một cách toàn diện và khoa học. Tôi vẫn nghĩ đến việc cung cấp một cách chi tiết những thông tin về các đơn vị, đi tìm những nhân chứng rồi tổng hợp lại, cung cấp cho những gia đình có liệt sĩ hy sinh chưa được tìm thấy, hơn là để họ tự mò mẫn tìm ꦫkiếm cũng như tìm đến sự “trợ giúp” của các nhà ngoại cảm thật thật giả giả.
Hằng năm vẫn thế, vẫn những chương trình văn nghệ ho꧙ành tráng kỷ niệm ch꧒iến thắng với những diễn viên múa mặc áo xanh, những hình ảnh mô phỏng mẹ Việt Nam quấn khăn tóc bạc được các con nâng dắt trên sân khấu, bên nền thơ nhạc bi tráng; những chuyến thăm hỏi hình thức, những lời an ủi sáo rỗng, có gì đó đứng ngoài nỗi đau vẫn lặng lẽ chảy suốt bao năm qua.
Hoàng Nguyên Vũ