𝐆Video được kênh Telegram NMFTE đăng vào cuối tháng 12 cho thấy một máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ của Lữ đoàn cơ giới số 47 Ukraine lao vào mặt trước tháp pháo xe tăng T-90M Nga đang di chuyển dọc rặng cây.
💧Đòn tập kích dường như không gây thiệt hại đáng kể cho chiếc T-90M, do UAV đánh trúng vị trí giáp dày nhất trên tháp pháo xe tăng. Vài giây sau khi bị UAV đánh trúng, một ngọn lửa nhỏ bốc lên gần vị trí va chạm trên chiếc T-90M.
Biên tập viên David Hambling của Forbes🌜 ngày 4/1 nhận định đây có thể chỉ là một khối giáp phản ứng nổ của xe tăng bắt lửa, nhưng vẫn khiến kíp xe tăng hoảng loạn, điều khiển xe lao khỏi đường, băng qua hàng cây ra bãi đất trống rồi ngoặt gấp.
💛Lái xe mở cửa sập phía trước chạy ra ngoài rồi nằm xuống đất, dường như do lo ngại đạn pháo trong chiếc T-90M có thể phát nổ. Trưởng xe không yêu cầu lái xe trở lại chiếc T-90M, thay vào đó cùng pháo thủ thoát ra ngoài bằng cửa trên nóc tháp pháo. Kíp lái T-90M chạy bộ về vị trí, bỏ lại chiếc xe tăng trên bãi đất trống.
♉Một số người cho rằng kíp lái tăng hoảng loạn hoặc hèn nhát nên bỏ lại chiếc T-90M sau vụ tập kích, dù xe tăng gần như không bị hư hại nghiêm trọng. "Tuy nhiên, bối cảnh cho thấy mọi chuyện không đơn giản như vậy", Hambling cho biết.
🎶"Sau khi xe tăng lao qua rặng cây, phần giáp lồng trên nóc đổ sập, che khuất kính quan sát của cả trưởng xe lẫn pháo thủ, thậm chí làm hỏng hệ thống này", Hambling giải thích. Kính quan sát trên T-90M là cụm thiết bị phức tạp gồm cả hệ thống ảnh nhiệt và máy đo khoảng cách, khiến kíp xe không thể tác chiến hiệu quả nếu thiếu chúng.
🐟"Trưởng xe đã không dừng chiếc T-90M để kiểm tra thiệt hại hay tìm cách dọn tấm giáp lồng bị sập. Đây có thể là quyết định sáng suốt", Hambling đánh giá.
𒀰Các tổ săn tăng Ukraine thường sử dụng nhiều UAV để thực hiện đòn tấn công phối hợp, chiếc thứ nhất lao vào mục tiêu để phá vỡ giáp, mở đường cho chiếc thứ hai đánh bồi.
𓄧Kiểu tác chiến này đồng nghĩa khi một UAV đánh trúng mục tiêu, chiếc khác có thể ở ngay sát phía sau. Trong trường hợp chỉ có một chiếc hoạt động, kíp điều khiển cũng có thể nhanh chóng triển khai UAV tiếp theo chỉ trong vài phút để hạ gục mục tiêu.
🐬"Không có cách nào để ẩn nấp khi đang ở trong một chiếc xe tăng. Di chuyển ra phía sau một tòa nhà hoặc rúc vào hàng cây không giúp bảo vệ xe tăng khi UAV trinh sát phát hiện vị trí của chúng và FPV có thể tấn công từ nhiều góc độ", Hambling cho biết.
Trên thực tế, lực lượng Ukraine🍬 sau đó đã dùng UAV thả lựu đạn vào cửa sập trên tháp pháo để phá hủy chiếc T-90M bị bỏ lại. Các binh sĩ Ukraine có thể cho rằng việc kéo chiếc xe còn nguyên vẹn trở về là nhiệm vụ quá khó khăn, dù đây là mẫu xe tăng T-90 hiện đại nhất trong biên chế quân đội Nga. Nga đã phát triển xe tăng T-14 Armata thế hệ tiếp theo, nhưng mới chỉ có vài chiếc được chế tạo, chưa biên chế đại trà và chưa tham chiến rộng rãi ở Ukraine.
🐼Theo Hambling, vụ tập kích cho thấy ngay cả xe tăng T-90M hiện đại nhất cũng rất dễ bị tổn thương trước UAV. Điều này cũng có thể xảy ra với xe tăng phương Tây, vốn là những khí tài được thiết kế, sản xuất từ khi UAV chưa được sử dụng rộng rãi trên chiến trường.
Bài học tiếp theo là lớp giáp lồng được lắp vội vàng lên tháp pháo để bảo vệ xe tăng có thể lợi bất cập hại. Cả Nga🉐 lẫn Ukraine đều lắp loại giáp này lên xe tăng và thiết giáp để bảo vệ chúng trước các đòn tập kích từ UAV cỡ nhỏ, nhưng UAV góc nhìn thứ nhất hiện đủ linh hoạt để có thể chọn góc đánh hiểm hóc nhất, khiến giáp nóc trở nên vô hiệu.
🍰"Cuối cùng, một xe tăng không thể thoát được khi bị UAV trinh sát theo dõi. Trong vụ tấn công, trưởng xe biết rõ chiếc T-90M của mình đã bị đối phương phát hiện. Dù đòn đánh đầu tiên không làm xe tăng phát nổ, việc nó bị phá hủy chỉ là vấn đề thời gian. Nhờ quyết định bỏ lại xe, kíp lái T-90M sống sót sau vụ tập kích", Hambling kết luận.
Nguyễn Tiến (Theo Forbes, AFP, Reuters)