Trả lời:
Người có ꦗsống mũi thấp, trên 18 tuổi, sức khỏe tốt, đều có thể nâng mũi nếu có nhu cầu chỉnh sửa, nâng cao sống mũi. Trường hợp bị xoang, bạn vẫn có thể phẫu thuật do xoang là các hốc nằm ở trong hốc mũi (dưới khung xương) còn chất liệu nâng sống mũi đặt ở trên bề mặt khung xương sống mũi (ngoài khung). Phẫu thuật này không làm nặng bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, bạn không nên phẫu thuật trong đợt viêm xoang cấp vì chảy mũi, lau, quệt mũi có thể làm ảnh hưởng tới kết quả.
Ngoài ra, chất liệu độn là silicon rắn, có tính trơ, r꧒ất hiếm phản ứng với cơ thể. Bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng để bác sĩ có cách xử trí trước, trong và sau m🧸ổ.
Sau nâng mũi, bạn có thể bị bầm tím và sưng nề, thường hết sau vài tuần. Nhiễm trùng có thể xuất hiện sớm sau mổ vài ngày hoặc muộn sau vài tuần đến vài tháng, biểu hiện bằng sưng đỏ khu trú, bùng nhùng, chảy dịch... Khi ấy bạ🦩n cần xử lý sớm bằng kháng sinh mạnh hoặc tháo chất liệu. Một số biến chứng nữa cũng hay🙈 gặp là lệch, cong, quá dài, quá ngắn... có thể sửa lại sau 3-6 tháng.
Đỏ đầu mũi, thủng đầu mũi, lộ chất liệu ra đầu mũi, 𝄹biến dạng đầu m♔ũi và vách mũi là những biến chứng khá nặng nề, cần xử lý ngay.
Bạn không cần kiêng ăn bất cứ loại thực phẩm gì trừ khi dị ứng hoặc nên kiêng tôm, cua, hải sản, đồ ăn lạ... nếu có cơ địa dị ứng. Không nên động chạm vào mũi, đặc biệt là vết mổ. Không nên đeoꦓ kính trong khoảng ba tháng đầu sau mổ. Tư thế nằm ngủ hoàn toàn không ảnh hưởng đến vị trí chất liệu. Nằm nghiêng không thể làm lệch mũi như nhiều người vẫn tưởng.
Bác sĩ Phạm Thị Việt Dung
Trưởng bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, Đại học Y Hà Nội