Nguyễn Bích Lan, cô gái sinh năm 1976 tại Hưng Hà, Thái Bình, là một dịch giả đặc biệt. Bị bệnh nan y từ năm 13 tuổi và phải nghỉ học từ đó nhưng mấy năm qua, chị đã mày mò học tiếng Anh rồi dần dần bước vào con đường dịch thuật. Sở hữu khoảng 24 đầu sách dịch và nhiều sáng tác văn học, Bích Lan đಞã xác định cho mình con đường đi đầy đam mê với chữ nghĩa, văn chương.
Cuốn sách dịch mới nhất của Bích Lan chính là tác phẩm Cuộc sống không giới hạn, nói về cuộc đời của chàng trai không chân tay nổi tiếng khắp thế giới Nick Vujicic, phát hành vào ngày 18/12. Nhân dịp này, dịch giả trò chuyện cùng VnExpress về quá trình chuyển ngữ cuốn tự truyện.
- Điều gì khó khăn nhất đối với chị trong quá trình chuyển ngữ cuốn tự truyện của Nick Vujicic?
- Trong cuốn sách này Nick viết nhiều câu giản dị nhưng hàm súc đến mức có thể được coi là những triết lý. Đó là thách thức lớn nhất đối với tôi khi dịch cuốn sách. Việc bảo tồn sự giản dị dường như không khó, nhưng để giữ được tính hàm súc của những câu ấy trong bản🙈 tiếng Việt nhiều khi tôi phải suy nghĩ đến mức toát mồ hôi.
- Trong quá trình dịch cuốn tự truyện, chị có những kỷ niệm đáng nhớ nào?
- Khi tôi dịch cuốn Cuộc sống không giới hạn, Nick trở thành chủ đề mà cả gia đình tôi ai cũng quan tâm. Dịch câu chuyện cuộc đời Nick đến đâu tôi lại kể cho gia đình tôi nghe đến đó. Đứa cháu hơn hai tuổi của tôi hàng ngày thường bắt chước Nick di chuyển, bắt chước điệu bộ của Nick diễn thuyết. Trong lúc làm như vậy cháu luôn miệng gọi "chú Nick, chú Nick". Dù mới biết anh qua cuốn sách và qua những đoạn video những người thân của tôi đã rất yêu quý Nick, vậy nên tôi biết độc giả của cuốn sách này sẽ dà𓄧nh nhiều tình cảm cho Nick.
- Trong quá trình chuyển ngữ cuốn sách này chị còn đang hoàn thành cuốn tự truyện về chính cuộc đời mình. Có sự tương đồng nào giữa cuốn sách của chị và quyển sách dịch mới này?
- Cuộc đời của tôi và của Nick có nhiều điểm chung. Cả hai chúng tôi đều đã phải đối mặt với những thách thức lớn đến mức tưởng chừng không thể vượ🔴t qua nổi. Bạn đọc có thể thấy trong tự truyện của mình, tôi và Nick có những cách nhìn, quan niệm giống nhau trước những thách thức trong cuộc sống, về hạnh phúc, về giá trị của sự sẻ chia và nhiều điều khác nữa. Tôi cho rằng điểm chung lớn nhất của hai cuốn tự truyện là, đều thể hiện mong muốn lớn🤡 lao, mong muốn khích lệ, động viên những người gặp nghịch cảnh, khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
- Hiện tại, không ít người nhận xét một bộ phận thế hệ trẻ ở Việt Nam còn thiếu lý tưởng sống. Ý kiến của chị về vấn đề này như thế nào?
- Tôi không nghĩ rằng quá nhiều bạn trẻ ở Việt Nam thiếu lý tưởng sống. Nhiều bạn trẻ ở nước ta đầy khát khao, đầy quyết tâm sống đẹp. Nhưng họ đang gặp rất nhiều thách thức, những thách thức đặc thù của thời đại này, của xã hội chúng ta. Hệ thống giáo dục của chúng ta còn nhiều bất hợp lý, môi trường văn hóa, xã hội chưa thực sự nhiều tính khích lệ, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ còn cao. Chúng ta nên xét đến những hạn chế൩ về hạ tầng và nền tảng đó trước khi chỉ trích giới trẻ thế này,🌠 thế nọ. Nhưng cũng cần phải truyền đến các bạn trẻ thông điệp rằng trong khó khăn và thách thức luôn có những cơ hội, và cần khích lệ họ nắm bắt những cơ hội đó để tìm ra con đường riêng cho mình ngay trong khó khăn, thách thức.
- Chị cũng là một người vươn lên nghịch cảnh, bệnh tật của bản thân. Chị nghĩ sao khi nhiều người nhận xét, bạn trẻ khuyết tật ở nước ngoài thì có điều kiện phát triển bản thân hơn là bạn trẻ khuyết tật ở Việt Nam?
- Tôi nghĩ nhiều đến điều này khi tôi dịch cuốn của Nick. Tôi biết Nick sống trong một môi trường có nhiều điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật hơn môi trường ở nước ta: anh được chăm sóc y tế đầy đủ, có xe lăn thiết kế riêng phù hợp với khuyết tật của anh, có nhiều cơ hội phát🦄 triển sự nghiệp...
Tuy nhiên, tôi cho rằng thiệt thòi lớn nhất là thiệt thòi ở bên trong bản thân mỗi người khuyết tật, là giới hạn mà người khuyết tật tự đặt ra cho mình, chứ không phải ở môi trường bên ngoài. 13 tuổi, bị bệnh tật cắt đứt hẳn con đường đến trường tôi chỉ có thể quanh quẩn trong một căn phòng nhỏ, trong một làng nhỏ có thể gọi là vùng x꧙a.
Không có một h🍃iệu sách nào trong làng của tôi. Ban đầu tôi tự học tiếng Anh bằng cách sử dụng chung cuốn sách giáo khoa duy nhất của em tôi. Từ xuất phát điểm "một𒀰 cuốn sách" đó tôi vẫn trở thành một dịch giả, một nhà văn, có con đường, có sự nghiệp của riêng mình, và vẫn có thể giúp ích cho người khác.
Ai đó có thể nói, trên thế giới có mấy người không chân không tay như Nick đâu, ở Việt Nam có thể không có ai như vậy. Nhưng ở Việt Nam có khô🔜ng ít người như tôi, những người bị bệnh tật, tai ương, khó khăn về kinh tế làm dang dở con đường học hành, bị khuyết tật làm cho trở nên mặc cảm, yếu đuối, bị những bi kịch của cuộc sống làm thoái chí, tuyệt vọng. Tôi xin khẳng định rằng tất cả những điều đó không phải là rào cản không thể vượt qua. Nếu bạn không cho phép mình đầu hàng trước khó khăn, thì khó khăn sẽ phải lùi bước trước ý chí của bạn.
- Chị nghĩ thông điệp lớn nhất mà cuốn sách dành cho tuổi trẻ khắp thế giới là gì?
- Đọc cuốn sách này ai cũng có thể hình dung ra những khó khăn, thách thức trong cuộc sống của Nick. Gấp cuốn sách lại bạn đọc có thể thấy ꧟rõ những phần thưởng dành cho ý chí vươn lên không ngừng, tinh thần đấu tranh bền bỉ trước nghịch cảnh, và trái tim mở rộng sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ người khác. Nick đã chứng minh một cách rõ ràng nhất, thuyết phục nhất rằng ai cũng có thể vươn tới thành công và hạnh phúc nếu như họ thực sự cố gắng hết mình. C💖uốn sách có thể gieo niềm tin đó trong lòng của chúng ta.
Nick có thể sống cuộc sống hạnh phúc và hữu ích🐻 thì tại sao chúng ta lại không tꦫhể?
Nick Vujicic sinh ra ở Melbourne, Australia, và hiện sống tại California, Mỹ. Từ khi mới chào đời đã mắc hội chứng Tetra-amelia bẩm sinh, một rối loạn gene hiếm gặp gây ra sự thiếu hụt chân, tay. Lớn lên t💜ừng ngày như là một người không có tứ chi, nhiều lúc😼 chàng trai bị trầm cảm và có lúc muốn tìm đến cái chết. Nhưng ý chí,🅷 nghị lực cùng niềm lạc quan, yêu cuộc sống đã giúp anh vươn lên tự luyện tập để có thể vượt qua tật nguyền, làm được mọi việc mà những người bình thường vẫn làm như viết, đán🌟h máy, chơi trống, đánh răng... Năm 17 tuổi, anh bắt đầu có các buổi thuyết giảng tại một nhóm nhà thờ, và tham gia tìm kiếm tài trợ để giúp đỡ những người tàn tật như mình. Năm 2005, anh được vinh dự trao danh hไiệu "Người Austra🍸lia trẻ của năm". Tháng 2 năm nay, anh tìm thấy một nửa của đời mình và kết hôn. Cuộc sống của Nick và nghị lực của anh đã trở thành tấm gương khích lệ hàng triệu người vượt lên nghịch cảnh bằng niềm tin, hy vọng, tình yêu và lòng dũng cảm theo đuổi những ước mơ. Còn Bích Lan, dịch giả của cuốn sách Cuộc sống không giới hạn, người mắc căn bệnh nan y loạn dưỡng cơ từ nhỏ, cũng luôn là một tấm gương nêu lên kh🅰át vọng sống mãnh liệt, nghị lực tuyệt vời để chiến thắng số phận. |
Bài, ảnh: Thoại Hà