Các quốc gia phương Tây đang chওật vật đưa công dân về nước, cũng như những người Afghanistan tuyệt vọng tại sân bay Kabul đang tìm cách chạy trốn khỏi đất nước vì lo sợ bị trả thù sau khi Taliban giành quyềnꦉ kiểm soát đất nước hôm 15/8.
Sân bay thủ đô Kabul hỗn loạn, ít nhất 20 người chết trong các vụ giẫm đạp và nổ súng, trong bối cảnh đám đông hoảng loạn muốn lên🍰 máy bay rời khỏi Afghanistan trước khi Mỹ và đồng minh rút quân.
Trong hội nghị trực tuyến lãnh đạo các nướ🌊c G7 gồm Mỹ, Italy, Pháp, Đức, Nhật Bản và Canada ngày 24/8, G7 sẽ tập trung vào nỗ lực di tản và tương lai lâu dài cho Afghanistan, Thủ tướng Anh Boris Johnson, người sẽ ꦿchủ trì hội nghị, cho biết
"Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là hoàn thành di tản công dân và những ngꦺười Afghanistan đã hỗ trợ chúng tôi suốt 20 năm qua, nhưng khi nhìn về giai đoạn tiếp theo, điều quan trọng là chúng ta cần phải làm việc cùng nhau với tư cách là một cộng đồng quốc tế và thống nhất cách tiếp cận chung lâu dài", ông nói.
"Đó là lý do tôi triệu tập hội nghị khẩn G7, để điều phối các phản ứng với cuộc khủng hoảng trước mắt, tái khẳng định cam kết của chúng tôi với người dân Afghanistan và yêu cầu đối tác quốc tế cóꩵ mức độ cam kết ngang🐽 bằng Anh trong hỗ trợ người khó khăn".
Các lãnh đạo dự kiến tái cam kết lời hứa bảo vệ những lợi ích đã đạt được ở Afghanistan trong 20 năm qua, đặc biệt về giáo dục trẻ em gái và quyền phụ nữ, theo văn phòng của Jo🃏hnson.
Hội nghị sẽ thảo luận về các biện pháp trừng phạt kinh tế, ☂xem xét khả năng cắt viện trợ nếu Taliban vi phạm nhân quyền hay cho phép phiến quân sử dụng lãnh thổ làm nơi trú ẩn. Các nguồn tin ngoại giao cho hay hội nghị cũng có thể kêu gọi thống nhất xem xét thời điểm và khả năng công nhận Taliban là chính quyền hợp pháp.
Nhưng di tản có khả năng là chủ đề chính trong hội nghị. Taliban đã tuyên bố 31/8 là thời hạn di tản cuối cùng nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden nói quân đội có thể ở lại quá thời hạn đó.
Johnson đã thảo luận v💫ới Biden trước thềm hội nghị G7. Cả hai đều đồng ý đảm bảo tất cả những người đủ điều kiệ🔜n rời Kabul đều được rời khỏi đó "kể cả sau khi thời hạn di tản ban đầu kết thúc".
Cách Tổng thống Mỹ xử lý cuộc khủng hoảng đã khiến một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ tức giận. Trong phiên họp k𝕴hẩn tại quốc hội tuần trước, các nhà lập pháp Anh, bao gồm nhiều nghị sĩ cấp cao từ đảng B𒉰ảo thủ của Johnson, đã lên án hành động của Biden, trong khi cựu thủ tướng Tony Blair mô tả mục đích chính trị đằng sau việc rút quân là "vô nghĩa".
Pháp cho hay cần thêm thời gian di tản, còn Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 23/8 cho hay G7 cần xem xét liệu có nên duy trì quá thời hạn mà Mỹ đặt ra hay không. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho hay khả năng các lực lượng Anh tiếp tục ở lại để tiếp tục sơ tán khi Mỹ rời đi là rất thấp.
"Chắc chắn là trong hội nghị G7, Thủ tướng sẽ nêu câu hỏi về khả năng Mỹ kéo dài thời gian di tản", Wallace nói. "Có một điều quan 🔯trọng mà ai cũng phải biết là Mỹ có hơn 6.000 người ở sân bay Kabul và khi họ rút quân, sẽ làm mất đi khuôn khổ đã cho phép chúng ta rút quân, vì vậy chúng ta cũng phải đi".
Hồng Hạnh (Theo Reuters)